Home » » Chăm sóc con từ 3 đến 4 tháng tuổi

Chăm sóc con từ 3 đến 4 tháng tuổi

Vào tuổi này, các kiến thức và sự hiểu biết đang tăng lên của bé sẽ chuyển thành hành động. Bé thực sự tăng trưởng về sức mạnh và khả năng, với những kinh nghiệm mới được tích trữ trong trí nhớ. Bạn cũng nhận thấy rằng bé đáp ứng nhiều hơn với những người xung quanh, mỉm cười, nói ríu rít và cười to để tự biểu lộ bản thân và giao tiếp với người mà bé yêu thích, đó là bạn.


Chăm sóc con từ 3 đến 4 tháng tuổi
Chăm sóc con từ 3 đến 4 tháng tuổi

Sự phát triển thể chất

Trong tháng tuổi này, bé có một bước phát triển dài về sự kiểm soát các cử động. Khi nằm sấp bé có thể dễ dàng nâng đầu và phần thân trên lên khỏi mặt đất, tự chống đỡ một cách vững vàng bằng cánh tay và bàn tay, quay đầu về phía bạn và bất cứ điều gì làm bé quan tâm. Bé có thể giữ được đầu thẳng trong một thời gian.

Cử động

Sự phát triển cơ cổ đánh giá một quá trình khám phá mới đối với bé. Sức mạnh tăng lên, sự tự tin và khả năng nâng người lên bằng bàn tay dự báo rằng một lúc nào đó trong ba tháng tới rồi bé sẽ biết lật, điều sẽ gây nhạc nhiên cho bé và bạn. Đừng bao giờ bỏ bé một mình trên giường hoặc tấm đệm mà không chú ý, bởi vì bé có thể tập lật và bị ngã. Đây là bước quan trọng, bởi vì việc điều khiển được cơ thể sẽ tạo tiền đề cho việc biết bò trong những tháng tới.

Học hỏi các kỹ năng

Não bé phát triển với tốc độ nhanh và điều này phản ánh tính tò mò ngày càng gia tăng. Bây giờ bé thích được giữ ở tư thế ngồi trong một cái ghế bập bênh hay ghế xích đu nhỏ và sẽ cảm thấy chán nếu bị đặt nằm ngửa quá lâu. Bé sẽ háo hức tham gia vào mọi việc xung quanh - đặc biệt là các khuôn mặt mới, đồ chơi và âm thanh.

Khả năng nghe và nhìn

Bé sẽ cố gắng phát ra các âm thanh để đáp ứng lại mẹ hoặc bố khi các bạn nói chuyện với bé.

Thị lực của bé đã cải thiện đáng kể so với cái nhìn lờ mờ khi mới sinh và giờ đây bé có thể tập trung hai mắt để nhìn một vật gì đó, dù nó ở kế bên hay ở tận bên kia của căn phòng. Điều này có nghĩa là bé có khả năng ước lượng khoảng cách giữa mình và vật đang nhìn, sự phối hợp tay mắt giờ đây tốt hơn rất nhiều.

Gia tăng sự kiểm soát bàn tay




Sự điều khiển bàn tay của bé trở nên tinh xảo hơn nhiều và cho đến thời điểm này bé có thể đưa tay ra giữ một cái trống lắc hoặc một thứ đồ chơi mà bạn đưa cho, mặc dù bé chưa biết cách buông ra.

  • Bé bị cuốn hút bởi những việc bàn tay có thể làm được. Bàn tay cùng với miệng là những công cụ để bé khám phát thế giới xung quanh. Bé sẽ dùng bàn tay để tìm hiểu các bộ phận của khuôn mặt bé chẳng hạn mũi và miệng, chụp lấy những đồ vật mới và hấp dẫn bé hoặc đơn giản là dùng tay này chơi với tay kia.
  • Bé vẫn còn thích đánh vào đồ chơi trong tầm với và thỉnh thoảng chụp lấy một món mới. Tuy nhiên, bé hoàn toàn không biết làm gì với thứ đồ chơi đó - ngoại trừ đưa nó vào miệng để tìm hiểu bằng lưỡi và lợi của mình.
  • Trí tò mò của bé sẽ bị kích thích bởi cảm giác khi cầm một vật được tạo nên bởi những cấu trúc khác nhau chẳng hạn như một thứ đồ chơi mềm ướt và một thứ bằng nhựa trơn láng và lạnh.


Sự cải thiện thị lực giúp bé có thể nhìn rõ ràng các vật nhỏ như nút áo và có thể dõi theo các vật đang chuyển động cách đó một vài cm. Khi vật này biến mất, bạn có thể nhận thấy bé ngước nhìn vào khoảng không nơi mà vật đó đã hiện diện trước đó.

Trí nhớ đáng kinh ngạc

Giờ đây trí nhớ của bé thực sự được đem ra sử dụng và bạn sẽ nhận thấy rằng bé học rất nhanh. Ví dụ, lần đầu tiên bé lắc cái trống thì động tác lắc là hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng khi bé đã lưu trữ thông tin về hoạt động của cái trống lắc, màu sắc, âm thanh phát ra khi tay bé lắc và phản ứng của bạn khi bé làm điều đó một cách khéo léo. Sau đó, mỗi lần bé cầm cái trống, hành vi của bé sẽ trở nên có mục đích hơn.

Hoạt động âm nhạc

Chơi với bóng

Bé rất thích thú với những vật chuyển động -  đặc biệt nếu bé có thể điều khiển được nó. Đặt bé nằm sấp và lăn một quả bóng có màu sắc sặc sỡ ra phía trước ngang qua tầm nhìn của bé, cách bé khoảng 60 cm.

Đầu tiên bé sẽ chăm chú nhìn quả bóng lăn từ bên này qua bên kia, nhưng sau đó bé sẽ đoán trước được hoạt động này và sẽ đưa tay ra chộp lấy nó trong những lần kế tiếp.

Đồ chơi được tạo bởi các cấu trúc khác nhau.

Giờ đây bé có thể đưa tay chộp lấy mọi thứ vì thế bạn nên cho bé đồ chơi với nhiều cấu trúc khác nhau để bé khám phá: đồ chơi bằng nhựa trơn láng; đồ chơi mềm ướt; đồ chơi thay đổi hình dạng khi bạn cầm chúng; đồ chơi với bề mặt có đục lỗ. Trước khi mua phải đảm bảo các đồ chơi này an toàn đối với bé.

Các con rối bàn tay và ngón tay



Các con rối bàn tay với khuôn mặt vui nhộn có thể là một thú giải trí hấp dẫn - như trước đây bạn đã biết rằng bé thích nhìn vào các khuôn mặt! Tự làm lấy nó từ một chiếc vớ cũ - bé cũng sẽ thích thú nó như khi bạn mua từ tiệm đồ chơi. Nếu dùng nút áo để làm con mắt thì cần kiểm tra kỹ xem liệu bạn đã gắn nó chặt chưa vì bé có khuynh hướng đưa mọi thứ vào miệng, nó có thể làm bé bị nghẹt thở.

Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Bây giờ bé không những mỉm cười khi bạn cười với bé, mà thậm chí còn cười to vui vẻ khi bạn làm điều gì đó bé thích. Bé biết vui thích và biết cách làm cho bạn cười và đáp ứng nồng nhiệt lại bé. Thật vậy, bé thích làm cho bạn cười - đó là một thông tin phản hồi tích cực. Bé biết rằng bạn sẽ hài lòng với bé và bé đã gây sự chú ý hoàn toàn nơi bạn.

Tiếp nhận sự đáp ứng

Giờ đây bé biết mong chờ bạn đáp ứng lại khi bé đã làm một điều gì đó - nếu bé cười, bé sẽ mong bạn cười lại và nếu bé muốn bạn chú ý bé sẽ bắt đầu đàm thoại bằng cách gù gù hoặc ríu rít. Điều này mang lại một chiều hướng mới trong giao tiếp giữa bạn và bé. Bé đang học cách "lãnh đạo" người khác, điều này rất quan trọng cho cảm giác tự tin của bé và khi bạn theo sự "lãnh đạo" này bạn sẽ khám phá nhiều hơn về sự xuất hiện nhân cách và tính khôi hài của bé.

Khuyến khích sự tự tin của bé bằng cách luôn đáp ứng lại bé và ghi nhận tất cả những cố gắng bé làm để giao tiếp với bạn.

Cảm giác an tâm

Vào giai đoạn này, bạn có thể tự tin đưa bé ra ngoài đi dạo hoặc đi thăm viếng mọi người mà không phải e dè, lo lắng nữa. Bé sẽ mỉm cười duyên dáng với tất cả, mặc dù bé thích bạn nhiều nhất nhưng bé cũng thích "nói chuyện" với mọi người, với những trẻ khác hoặc thậm chí với chính cái bóng của mình.

Cho đến thời điểm này, có lẽ bạn đã thiết lập được một thời gian biểu cho bé như giờ ngủ trưa, đi dạo, giờ ăn, tắm và giấc ngủ đêm. Điều này giúp bé biết đoán trước những sự việc trong này và dạy cho bé biết rằng cuộc sống luôn có nề nếp. Điều này giúp bé cảm thấy an tâm và gia tăng sự tự tin. Thiết lập thời gian biểu cũng giúp bé tin rằng bạn đang ở gần bên ngay khi cả bé không nhìn thấy bạn.

Lập thời gian biểu và đi chơi đây đó với bé cũng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thư giản. Bạn cũng nhận thấy rằng nó tạo cho bạn sự tự tin trong vai trò làm mẹ.

Hoạt động để phát triển kỹ năng

Khi sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ về đồ vật và thế giới xung quanh đã tốt hơn bé sẽ thích thú với nhiều loại đồ chơi và trò chơi hơn. Giao tiếp với bạn vẫn còn là trò giải trí hấp dẫn hàng đầu và chẳng bao lâu bé sẽ thích thú hơn với các hoạt động như hát, vỗ tay và các trò chơi nhún nhảy. Chúng ngày càng trở nên quen thuộc với bé hơn và giúp tăng cường cả niềm vui thích và sự tự tin.

Các hành động lặp lại

Hiện tại, bé có thể nhận ra các đồ vật quen thuộc yêu thích, bé có thể thích thú chơi hoài một món đồ chơi phát ra tiếng động khi di chuyển theo một cách đặc biệt nào đó.

Bằng những bài hát đơn giản, có nhịp điệu lặp đi lặp lại, không lâu sau bé sẽ nhận ra giai điệu quen thuộc khi được nghe nhiều lần (ngay cả khi bé chưa hiểu nó) và đoán trước hành động đi cùng với nó. Hãy thử bài hát có động tác "chèo, chèo, chèo thuyền đi".

Chơi với các con rối ngón tay

Bé sẽ bị thu hút bởi các nét mặt đặc biệt và ngộ nghĩnh của các con rối ngón tay, hãy làm cho chúng trở nên sinh động bằng cách ngọ nguây ngón tay của bạn, có thể phối hợp cử động với một bài hát hoặc một câu chuyện.

Cho bé nằm trên ngực chồng bạn và để anh ấy giơ các con rối ngón tay ra trước mặt, khi bé với tay lấy động tác này sẽ làm mạnh thêm các cơ của bé.

Tạp chí mẹ yêu bé tổng hợp tin tức về sức khỏe và làm đẹp cho mẹ và bé. Gửi tâm sự và chia sẻ của bạn đến vinguyen2302@gmail.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của bạn và đăng tải lên website trong thời gian sớm nhất.

0 comments:

Post a Comment

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP