Các đặc tính của bé mới sinh

Em bé có nhiều điều có thể khiến bạn ngạc nhiên. Chẳng hạn phần lớn các em bé khi mới sinh ra đều trông có vẻ không được sạch sẽ, da nhăn nheo và hơi vàng. 


Các đặc tính của bé mới sinh
Các đặc tính của bé mới sinh
Những điều bạn thấy là rất bình thường, chỉ trong vòng vài ngày khi cơ thể bé phát triển và trở nên thích ứng hơn với môi trường mới, dáng vẻ bên ngoài sẽ nhanh chóng thay đổi. Vợ chồng bạn sẽ có nhiều dịp thích thú khi cùng chiêm ngưỡng bé lớn lên và phát triển và cũng có nhiều dịp để trải qua nhiều tình cảm mới đầy thi vị.

Đầu của em bé



Hình dáng đầu của bé thường không tròn trịa trừ khi bé sinh mổ. Xương sọ của bé do các xương mềm tạo thành để giúp bé dễ dàng di chuyển qua đường sinh nở. Do tính mềm dẻo này nên ngay sau khi sinh đầu bé sẽ trông có vẻ hơi méo hoặc nhọn ra trước, nhất là trong những trường hợp bé được trợ sinh bằng giác hút hoặc bằng kẹp forcep. Tuy nhiên, điều này không làm tổn hại đến bé, trong quá trình phát triển đầu bé sẽ trở nên đều đặn hơn.

Thóp là vùng da mềm mại trên xương xọ. Tại điểm này bạn có thể nhìn thấy được cả mạch đập. Nếu quá trình sinh diễn ra quá nhanh, trên mặt bé có thể xuất hiện nhiều mạch máu li ti và đầu bé có thể hơi bằm do phải chịu áp lực khi sinh.

Khuôn mặt bé



Do trấn động trong cuộc sinh, khuôn mặt và 2 mắt bé có thể bị phù nhẹ. Do bé phải chịu đựng tình trạng co thắt trong một khoảng thời gian nên bé có vẻ "nhăn nheo" là điều bình thường. Vài tuần sau đó, khuôn mặt "nhăn nheo" sẽ dần biến mất khi bé có nhiều không gian hơn để phát triển.

Làn da của bé

Khi sinh ra, cơ thể bé được bao phủ bởi một lớp chất nhờn giống như kem gọi là chất gây. Chất này giúp bảo vệ ngăn không cho làn da của bé tiếp xúc trực tiếp với nước ối trong tử cung. Nó sẽ được nữ hộ sinh lau sạch khi sinh ra.

Lúc đầu làn da của bé có thể trông hơi vàng. Dần dần nó sẽ trở nên hồng hào khi hô hấp của bé trở nên đều đặn và hệ tuần hoàn thích nghi với môi trường mới. Do lớp mỡ dưới ra chưa được tích lũy nhiều nên bạn cảm thấy da bé có vẻ "lỏng lẻo" hoặc hơi nhăn nheo. Nó sẽ trở nên bụ bẩm và hồng hào trong vòng vài tuần sau đó.

Trong hai hoặc ba tuần đầu tiên, làn da của các bé sơ sinh rất thường gặp tình trạng khô hoặc dễ bong tróc ra từng mảng và có nhiều chấm trắng gọi là "chấm sữa", chúng là những tuyến tiết chất nhờn phì đại và sẽ tự biến mất trong một thời gian ngắn sau đó khi hệ thống tuần hoàn của bé phát triển hơn.

Tóc của bé



Khi còn trong bụng mẹ, cơ thể bé được một lớp lông mịn bao phủ gọi là lông tơ. Một số bé, nhất là những bé sinh non vẫn còn mang lớp lông này khi sinh ra. Đây là điều bình thường, lớp lông này sẽ tự rụng đi trong vài tuần đầu tiên.

Dù cho đầu bé có rất nhiều tóc hoặc không có sợi nào, tóc dày, mịn, thẳng hoặc xoắn tít... đều là những điều tự nhiên. Lớp tóc này sẽ tự rụng dần trong năm đầu tiên và lớp tóc mới sẽ mọc lên thay thế, đôi khi lớp tóc mới này lại khác biệt hoàn toàn so với lớp tóc mới sinh ra (về màu sắc, tính chất...).

--> Bé có thể làm được gì từ khi mới sinh ra

Các đặc tính khác của bé mới sinh

Những "điều ngạc nhiên" khác ở các bé sơ sinh có thể gồm: kích thước các cơ quan sinh dục, nó trông có vẻ hơi sưng và to so với kích thước của cơ thể bé, nguyên nhân là do trước khi sinh, hoocmon thai kỳ trong cơ thể bạn đã thấm qua lá nhau và ảnh hưởng đến bé. Tình trạng sưng sẽ giảm bớt sau vài ngày. Cuống rốn, nơi người ta cắt dây rốn có thể làm bạn thấy lạ. Nó sẽ nhanh chóng chuyển thành màu đen, khô đi và tự rụng trong vài tuần đầu tiên.


Tác động của cuộc sinh nở đối với bé

Thật khó mà diễn tả hết các cảm giác của con bạn khi bé chuyển từ môi trường ấm cúng dễ chịu trong bụng mẹ sang vòng tay của bạn - một môi trường hoàn toàn xa lạ với bé so với trước đây, tuy vậy khi thai kỳ đã đủ ngày đủ tháng thì bé cũng đã chuẩn bị sẵn sàng để bước vào cuộc sống mới của thế giới bên ngoài tử cung.

Tác động của cuộc sinh nở đối với bé

Tác động của cuộc sinh nở đối với bé

Việc thay đổi môi trường từ bụng mẹ ra cơ thể bên ngoài khiến cho chức năng các cơ quan của bé có một số thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới đối với cơ thể bé.

Điểm nổi bật nhất là bé bắt đầu phải tự thở. Khi còn trong bụng mẹ nước ối chiếm đầy hai phổi của bé, tuy nhiên trong quá trình chuyển dạ, dưới sức ép khi đẩy bé vượt qua đường sinh, lượng dịch này thường bị tống ra ngoài. Phổi bé được làm trống tạo điều kiện cho bé hít lấy luồng khí đầu tiên khi chào đời, hệ tuần hoàn tiếp đó sẽ nhanh chóng thích nghi với tình trạng mới nhằm bảo đảm cung cấp đủ khí oxy cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Thỉnh thoảng, những bé chào chời bằng phương pháp mổ lấy thai cần được hỗ trợ trong việc làm sạch hệ hô hấp, do bé không trải qua giai đoạn bị ép trong đường sinh nên không tống nước ối ra được. Tình trạng vô cảm cũng có thể gây hạn chế hô hấp tạm thời, do đó nếu bạn phải gây mê khi sinh thì trong vòng vài giờ sau khi chào đời bé cũng phải trải qua tình trạng ngây ngất giống bạn.

Cảm giác của bé ra sao?


Trong quá trình sinh, các cảm giác của bé đã được kích thích. Sau khi sinh, cảm giác đột ngột của khoảng không và không khí tác động trên da bé sẽ ảnh hưởng mạnh hơn đến các giác quan này. Thật tế, so với những thời điểm khác trong những ngày đầu, những bé mới sinh thường hiếu động trong những giờ đầu tiên hơn.

Nếu cuộc chuyển dạ không làm bạn quá mệt mỏi và em bé tỉnh táo, bạn hãy tận dụng thời gian đặc biệt này. Bé sẽ rất thích thú đáp ứng lại với sự vuốt ve, giọng nói và hơi ấm của bạn. Ôm ấp bé nhẹ nhàng, xoa bóp, trò chuyện và cho bé bú sẽ giúp hình thành tình yêu thương dễ dàng hơn. Những thời khắc ban đầu này là cơ hội tuyệt vời giúp bạn và bé làm quen với nhau. Tuy nhiên nếu bạn không có được cơ hội này ngay thì cũng đừng quá lo lắng bạn còn có rất nhiều thời gian với bé ở phía trước.

Cân nặng


Sau khi bé ra đời thì câu hỏi đầu tiên sẽ là giới tính của bé, và một trong những câu hỏi thường gặp tiếp theo là "bé cân nặng bao nhiêu?". Do cân nặng có thể biểu thị tình trạng sức khỏe chung của bé nên người ta thường lưu tâm đến nó, tuy nhiên các em bé khỏe mạnh có thể có hình dáng cũng như kích thước khác nhau. Một em bé nhỏ nhắn cân nặng 3 kg có thể linh hoạt và mạnh khỏe như bé nặng 4 kg. Mặt dù có một số lo lắng dành cho những bé cân nặng dưới 2.5kg do đó nó có thể báo hiệu tình trạng suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc một vài biến chứng của thai kỳ, tuy nhiên cân nặng ở trẻ sơ sinh có thể rất khác nhau giữa các bé vì thế không nên quá cứng nhắc trong việc này.

Em bé sẽ được cân đo vài phút sau khi sinh. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này gồm có tình trạng sức khỏe cũng như cân nặng của bạn lúc sinh, chế độ ăn trong thai kỳ, chức năng nhau thai, gien (cha mẹ cao lớn thì con cũng sẽ nặng cân), giới tính và chủng tộc.

Trong vòng tuần đầu sau khi sinh, con bạn có thể sụt 5% đến 8% cân nặng so với lúc sinh, điều này là hoàn toàn bình thường. Cơ thể bé phải trải qua quá trình điều chỉnh lớn - chuyển từ môi trường tối, yên tĩnh và được nước bao bọc trong bụng mẹ ra thế giới tươi sáng và náo nhiệt bên ngoài, nơi bé tự hít thở và phải tự ăn thay vì được mẹ cung cấp - nên đòi hỏi cần có thời gian để thích nghi. Vào khoảng 1 đến 2 tuần tuổi, bé có thể lấy lại cân nặng như lúc sinh


Thang điểm Apgar


Ngay khi bé chào đời, nữ hộ sinh hoặc bác sĩ y khoa sẽ tiến hành kiểm tra nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bé. Thang điểm Apgar (được đặt tên theo người tạo ra nó - Virginia Apgar) được đánh giá tại thời điểm một và năm phút sau khi sinh. Nó giúp bác sĩ xác định liệu trong môi trường mới con bạn có cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ nào ngay lập tức hay không. Người ta sẽ tiến hành kiểm tra các điểm như sau:

- Nhịp tim.
- Hô hấp
- Trương lực cơ
- Phản xạ
- Màu sắc của da

Thang điểm này đơn thuần chỉ là để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của bé lúc mới sinh, không nên dùng nó để dự đoán sức khỏe sau này cũng như tính cách của bé khi lớn lên.

Hiểu về thang điểm Apgar 

Mỗi thông số sẽ được cho 0, 1 hoặc 2 điểm. Điểm 2 cho biết thông số được đánh giá có đáp ứng tốt. Chẳng hạn nhịp tim trên 100 lần trong mỗi phút sẽ được cho điểm 2, tương tự như vậy khi bé có hô hấp tốt, nhiều cử động, khóc to và da hồng hào.

Sau đó người ta sẽ cộng những điểm này lại và đưa ra điểm Apgar chung (bé có thể đạt tối đa 10 điểm).

Phần lớn các bé thường có từ 7 điểm trở lên, hiếm khi nào đạt 10 điểm. Nếu con bạn có điểm Apgar thấp trong hầu hết các thông số (ví dụ như hô hấp không đều, nhịp tim thấp, da tái xanh hoặc giảm trương lực cơ), bé có thể cần được hỗ trợ cho thở dưỡng khí. Nếu sau những trợ giúp ban đầu thang điểm của bé vẫn còn thấp, người ta sẽ đưa bé vào khoa chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt để theo dõi chặt chẽ hơn.

Quá trình phát triển của bé trong 6 tháng đầu đời

Bé phát triển theo một nhịp độ đáng ngạc nhiên, tuy vậy mỗi thành quả mà bé đạt được, mỗi cột mốc mới mà bé vượt qua luôn luôn có mối gắn kết tinh tế với tất cả những điều mà bạn đã làm để đảm bảo cho bé luôn được hạnh phúc, an toàn và thương yêu.


Khi con bạn lớn lên, bạn cần nhớ một điều rất quan trọng là các bé phát triển với những tốc độ rất khác nhau. Giống như tất cả những đứa trẻ khác, em bé của bạn cũng sẽ biết mỉm cười, nâng đầu, bập bẹ và cầm nắm đồ vật vào những thời điểm cụ thể, nhưng bé cũng có những nét rất riêng. Bé sẽ không thực hiện những điều đó theo đúng như trong lý thuyết hoặc như bạn mong chờ. Bé chỉ thực hiện khi đến đúng thời điểm của bé - là khi cơ thể bé đã sẵn sàng. Các biểu đổ phát triển của trẻ và những thông tin mà chúng tôi cung cấp này chỉ là hướng dẫn chung về cách thức mà các bé phát triển chứ không phải là một chuẩn mực chính xác để bạn căn cứ vào đó đo lường sự phát triển của con mình. Bạn không thể đòi hỏi bé phát triển nhanh hơn hay phát triển đúng như các cột mốc trong biểu đồ, tuy nhiên nếu bạn cho bé thật nhiều tình yêu và sự quan tâm tức là bạn đang mang đến điều mà bé mong đợi nhất: nền tảng để bé phát triển hoàn hảo theo cách riêng của mình.

Tình yêu thương là tất cả những điều bé cần

Sự phát triển của con bạn luôn gắn liền với thế giới xung quanh. Khi đã trở thành một phần của thế giới này thì bé mới có thể học tập và tiến bộ được. Hai vợ chồng bạn, họ hàng, bạn bè, các mối quan hệ xã hội và các thành viên khác trong gia đình chính là nền tảng để cho bé học tập và phát triển.


Bé không chỉ học qua những điều bạn chỉ cho bé mà bé cần được thừa nhận, được yêu thương, và nhận được sự khuyến khích từ mọi người xung quanh nhằm phát huy cao nhất các khả năng của mình. Do đó bằng cách thực hiện những điều tự nhiên như vuốt ve, trò chuyện, đến với bé ngay khi bé khóc và tương tác với bé là bạn đang tạo nên cảm giác an toàn và tin cậy để giúp bé phát triển hết mức.

Và chính bạn cũng trưởng thành

Khi con bạn ngày càng lớn lên thì kỹ năng làm cha mẹ cũng phải nâng lên nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu mới ngày càng tăng của bé. Khi bé được bốn tháng tuổi, có thể bạn nên bắt đầu tập cho bé quen dần với nề nếp bằng việc cho bé ăn, ngủ đúng giờ, đi dạo trong công viên hoặc đi mua sắm ở cửa hàng, tắm rửa trước giờ ngủ vào ban đêm. Nề nếp ổn định sẽ giúp cả bạn và bé cảm thấy an tâm và tạo nên cuộc sống gia đình êm đềm, ít bị xáo trộn.

Quá trình phát triển của bé

Không phải lúc nào quá trình phát triền của trẻ cũng diễn ra liên tục, đôi khi trẻ dường như có những quãng ngừng. Em bé của bạn có thể ngủ yêu suốt đêm trong vài tuần rồi sau đó lại tỉnh giấc cứ mỗi ba giờ một mà không có nguyên nhân rõ ràng.

Những lúc có vẻ chựng lại này là điều hoàn toàn bình thường, chúng báo trước các bước phát triển nhảy vọt sau này. Con bạn có thể trải qua một hoặc 2 tuần hơi khác biệt, bé trở nên rất hiếu động và phản ứng lại mọi người cũng như các sự kiện xảy ra xung quanh hoặc bé ngủ ít hơn trong ngày.

Chơi mà học

Chơi đùa với trẻ không chỉ có ý nghĩa vui chơi đơn thuần, đó chính là nền tảng giúp trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm mới. Mỗi khi bạn chơi đùa hoặc tạo tương tác với bé, bạn không chỉ giúp cho con mình thấy vui hơn mà con dạy bé những bài học hữu ích về chính bản thân bé, về bạn và về thế giới xung quanh mình.


Lấy việc lắc lục lạc làm ví dụ. Sau khi chơi một lúc bé sẽ bắt đầu bận biết rằng nếu lắc lên lục lạc sẽ kêu leng keng, bạn đang tập cho bé tính suy luận cũng như giúp bé hiểu được khái niệm liên kết giữa nguyên nhân và kết quả. Cũng như khi bé được 2 tháng, lúc bạn chơi trò "chú heo nhỏ" với các ngón chân của bé, bạn giúp bé nhận biết cảm giác nhột và bé sẽ co chân lại khi bị cọ vào lòng bàn chân. Trò chơi "ú òa", trốn tìm hay giấu đồ chơi khi bé được năm tháng tuổi giúp trẻ năm bắt được những khái niệm phức tạp như nhận thức được rằng sự vật vẫn tồn tại ngay cả khi bé không nhìn thấy chúng. Tính khôi hài của bé cũng sẽ phát triển thông qua chơi đùa và bạn sẽ biết được con mình thích thú ra sao thông qua các phản ứng của bé.

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP