Home » » Chăm sóc con từ 2 đến 3 tháng tuổi

Chăm sóc con từ 2 đến 3 tháng tuổi

Con bạn hiện giờ đã trở nên mạnh mẽ, việc kiểm soát các cử động cơ thể cũng tốt hơn nhiều, khả năng đáp ứng và giao tiếp với bạn cũng đã được nâng cao, bé có thể ríu rít suốt ngày và luôn luôn cười. Vào cuối tháng này bé có thể giữ được đầu thằng và khám phá hai bàn tay là nguồn vui lớn đối với bé.
Chăm sóc con từ 2 đến 3 tháng tuổi
Chăm sóc con từ 2 đến 3 tháng tuổi

Sự phát triển thể chất

Khi bé đã kiểm soát được các cử động toàn thân, bé bắt đầu hiểu rằng bé có thể sử dụng điều này để tìm hiểu thế giới xung quanh.

Nâng người lên

Cơ cổ của bé bây giờ đã mạnh hơn, khi nằm ngửa bé có thể nâng đầu lên và giữ yên trong vài giây. Khi bạn nắm tay bé và kéo bé dậy ở tư thế ngồi, đầu bé không còn bật ngửa về sau nữa mà sẽ giữ thẳng khi người bé được kéo lên.

Đặt bé ngồi trong ghế nhún em bé hay ghế để bé ngồi chơi, bé có thể giữ đầu thẳng. Khi được đặt nằm sấp, bé có thể nâng người lên một chút bằng bàn tay và cánh tay và quay đầu sang bên để nhìn những gì diễn ra xung quanh. Có thể bé không giữ được tư thế này lâu, nhưng mỗi lần như vậy các cơ của bé sẽ mạnh hơn. Điều này cũng giúp bé tìm hiểu thế giới xung quanh và bé sẽ ngày càng tò mò và thích thú về chúng.

Bàn tay hạnh phúc

Đôi bàn tay đã có từ lâu nhưng bây giờ bé mới bắt đầu chú ý tới nó! Bàn tay của bé trở thành một nguồn lôi cuốn hấp dẫn và bé sẽ nằm đó suốt ngày chăm chú xoi những ngón tay của mình, nhìn chúng khi chúng đan chéo với các ngón khác.

Vào cuối tháng này, bé có thể nắm hai tay lại với nhau và đùa nghịch với các ngón tay, đút tay vào miệng. Bé thích nhìn bàn tay khi chúng đan vào nhau hoặc thả lỏng và cũng thích vỗ tay.

Kỹ năng học hỏi

Bé đã bắt đầu biết tư duy. Bé bị hấp dẫn bởi chính cơ thể mình và đang bắt đầu hiểu rằng có thể làm cho cơ thể di động khi cần thiết. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình bé tìm hiểu về khái niệm nguyên nhân và kết quả. Bé cũng bắt đầu kết nối giữ việc nhìn và làm, đây là bước đầu tiên phát triển sự phối hợp tay - mắt.

Trí nhớ

Trí nhớ của bé hiện đã phát triển đủ để bé nhớ rõ về một vài người và vài sự kiện. Một nghiên cứu về trẻ ở lứa tuổi này cho thấy rằng trẻ học rất nhanh cách đá vào một vật di động. Khi vật này được lấy đi trong một tuần và sau đó được đặt trở lại vị trí cũ, trẻ vẫn có thể nhớ cách làm lại điều đó.

Ngôn ngữ

Bé sẽ bắt đầu thử nghiệm nhiều hơn các cách phát âm và từ vựng của bé sẽ thay đổi từ các tiếng kêu rít và ré với một âm tiết ngắn, tới các âm thanh dài hơn.

Trẻ bắt đầu nhận biết rằng ngôn ngữ được tạo ra do sự phối hợp của các động tác của hầu họng và lưỡi.

Ban đầu, những tiếng gù gù, ríu rít phát ra từ cổ họng bé dường như là hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng bạn sẽ từ từ nhận thấy rằng các âm thanh này hướng đến bạn khi bạn nói chuyện với bé. Bé vui thích hòa nhập và hào hứng giao tiếp với bạn bằng thứ âm thanh của riêng bé.

Thị giác

Bây giờ độ tập trung của bé trở nên sắc bén hơn, mặc dù bé vẫn cố gắng tập trung nhìn bằng hai mắt một cách chính xác. Bé có thể nhìn mọi vật một cách chi tiết hơn và có thể phân biệt được sự thay đổi ánh sáng đột ngột hoặc từ từ. Ví dụ, nếu căn phòng đang tối, bạn có thể hu hút sự chú ý của bé bằng cách bật đèn lên.

Vươn tới và nắm bắt 
Mặc dù tự bé chưa thể với tới các đồ vật, tuy nhiên nếu bạn đưa bé đồ chơi bé có thể chụp lấy nó khá nhanh và cầm đồ vật để có thể nhìn cho rõ hơn. Khi đặt bé nằm dưới các đồ chơi di động hoặc dụng cụ tập dành cho trẻ em, bé có thể chạm vào những vật treo thấp và tìm cách chụp lấy nó. 
Bạn hãy chú ý đến cách bé mở và nắm tay lại để chụp lấy vật mà bé muốn. Mặc dù khả năng phối hợp chưa tốt, bé vẫn cố chụp lấy bất cứ vật gì thu hút bé và nằm trong tầm với của bé.

Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Nhờ các cử chỉ yêu thương, ôm ấp vỗ về, những lời êm dịu bạn làm cho bé hiểu rằng cử chỉ thân thiện chính là phần thưởng. Ngay khi hiểu được điều này bé sẽ mỉm cười nhiều hơn và biết rằng bạn sẽ mỉm cười đáp lại bé. Bé cũng vẫy tay và vặn mình đón mừng bạn khi biết bạn đang đi về phía bé.

Hộp đồ chơi 
Các đồ chơi đeo tay 
Bé đã khám phá ra hai bàn tay mình giờ đây bé có thể thích thú với các đồ chơi đeo ở cổ tay hoặc các vòng chuông cổ tay có dây dán. Bé bắt đầu nhận thức được rằng nếu lắc chúng sẽ phát ra tiếng kêu. 
Lúc lạc và các vật chuyển động 
Bé thích luôn có một cái lục lạc bên cạnh mình và kéo các đồ chơi di động treo trên dây với sự tự tin hơn. 
Các đồ chơi có âm thanh 
Các đồ chơi tạo ra âm thanh, chẳng hạn một con vịt nhựa khi bóp kêu chít chít bây giờ sẽ rất thú vị. Bạn sẽ cần giúp bé làm cho đồ chơi phát ra tiếng kêu, bởi vì vẫn còn quá khó để bé biết cách sử dụng chúng, bé sẽ rất yêu thích những tiếng kêu do chúng phát ra.
Khi đã biết cách làm cho đồ chơi phát ra âm thanh, bé sẽ càng thích thú hơn - và điều quan trọng hơn là bé sẽ có dịp để tiếp tục tư duy về mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.

Nhận biết

Vào thời gian này một trong những sự phát triển nổi bật nhất xảy ra trong trí nhớ đang hoàn chỉnh của trẻ là bé có thể nhớ rất rõ về những người gần gũi với bé; vì thế bé có thể nhận biết từng người một. Điều này bắt đầu ảnh hưởng lên cách thức bé giao tiếp với bạn, chồng bạn, anh chị em ruột của bé và những người mà bé thường xuyên giao tiếp. Thí dụ, hiện tại bé biết bạn, bé có thể có các biểu hiện rõ ràng khi giọng nói của bạn, biểu hiện này có thể khác với biểu hiện khi bé nghe giọng nói của cha: chẳng hạn bé có thể êm dịu khi nhìn hoặc nghe tiếng bạn nhưng bé có thể bị kích động khi nghe giọng nói của cha.

Trò chuyện




Bây giờ bạn có thể nhận ra những âm thanh nhỏ từ bé. Bé có khả năng tự biểu lộ mình tốt hơn. Ví dụ bé có thể bày tỏ cảm xúc vui mừng bằng cách gù gù với bạn. Bé có thể la hét lên vui mừng hay thậm chí ríu rít để biểu lộ niềm vui. Bé sẽ biết rằng khi bé kêu thét lên bạn sẽ chạy lại với bé ngay - một bài học khác về nguyên nhân kết quả.

Mặc dù bé không thể lặp lại bất cứ từ nào nhưng bé chú ý lắng nghe và để dành để sử dụng trong tương lai, vì vậy bạn càng nói chuyện nhiều với bé sẽ càng tốt cho bé.

Hoạt động để phát triển kỹ năng

Giờ đây khi bé đã đáp ứng và đàm thoại với bạn nhiều hơn, bạn cũng cần phải chơi đùa và giao tiếp với bé nhiều hơn. Bé vẫn cần sự vỗ về và những lời khuyến khích, nhưng bạn có thể tạo cơ hội cho bé tham gia vào các hoạt động năng động hơn chẳng hạn như trò chơi bập bênh và vừa chơi vừa ca hát. Đặt bé nằm sấp càng lâu càng tốt. Lăn một quả bóng về phía bé và để bé cố gắng vươn tới chụp lấy nó. Cho bé chơi như vậy sẽ giúp tăng cường sức mạnh các cơ ở cổ, cánh tay và chân.

Sờ và đá

Để bé sờ vào các đồ chơi hay đồ vật có cấu trúc, nhiệt độ và làm từ những chất liệu khác nhau (như da, lụa, gỗ, nước...). Để bé nằm trên niệm được may cẩn thận từ các chất liệu khác nhau.

Trò chơi ca hát

Để bé nhún nhẩy nhẹ nhàng trên đầu gối bạn theo nhịp điệu của bài hát mà bé yêu thích.

Hát khi tắm cho bé, hát những bài hát tập đếm khi bạn chơi đùa với các ngón tay của bé, hát ru khi đến giờ cho bé đi ngủ - bé sẽ rất thích những bài này!

Vỗ nhẹ nhàng vào mông hay đùi bé theo nhịp điệu của bài hát khi bạn hát cho bé nghe. Điều này sẽ làm bé thích thú hơn.

Tạp chí mẹ yêu bé tổng hợp tin tức về sức khỏe và làm đẹp cho mẹ và bé. Gửi tâm sự và chia sẻ của bạn đến vinguyen2302@gmail.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của bạn và đăng tải lên website trong thời gian sớm nhất.

0 comments:

Post a Comment

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP