Chăm sóc con từ 5 đến 6 tháng tuổi

Sáu tháng là một bước ngoặc trong sự phát triển đối với bé vì bé đã ghi nhận được những khái niệm mới và đạt được nhiều kỷ năng về thể chất. Vào thời điểm này, bé có thể biết biểu hiện tình yêu thương đối với bạn và mong ước được ở gần bên bạn - bé muốn sờ mặt bạn, nắm tóc bạn hoặc kéo tay bạn để được bạn bồng ẵm lên chẳng hạn.


Chăm sóc con từ 5 đến 6 tháng tuổi
Chăm sóc con từ 5 đến 6 tháng tuổi

Sự phát triển thể chất

Bé tăng trưởng nhảy vọt và mỗi tuần đều có sự phát triển thể chất mới làm tăng thêm khả năng hoạt động.

Cơ tăng sức mạnh

Trong tháng này hoặc tháng kế tiếp, bé có thể tự ngồi vững được một mình trong một thời gian tuy nhiên bé vẫn cần sự giúp đỡ để ngồi lên. Khi nằm khả năng kiểm soát tay chân hoàn thiện sẽ giúp bé lăn từ trước ra sau một cách dễ dàng.

Khả năng tập trung

Thị giác và sự phối hợp tay mắt của bé đã cải thiện đáng kể và gần như ngang bằng với bạn. Giờ đây bé có thể dễ dàng với lấy một vật và đưa nó vào miệng. Bé vẫn còn thích nhìn vào các khuôn mặt và có thể dễ dàng nhận biết được sự biểu lộ các sắc thái tình cảm của nét mặt, Bé có thể phân biệt được biểu hiện buồn và vui trên gương mặt bạn.

Bàn tay hạnh phúc

Bàn tay bé vẫn là thứ quan trọng nhất để khám phá. Những công việc mà chỉ trước đây vài tuần còn ngoài tầm tay của bé, giờ đây bé có thể thực hiện được dễ dàng chẳng hạn như xoay cổ tay để nhìn kỹ một thứ đồ chơi. Bé có thể nhặt những đồ vật nhỏ bằng cách dùng bàn tay hất lên.

Bé sẽ bắt đầu đưa một vật từ tay này sang tay kia khi bé muốn. Nếu tình cờ đánh rơi đồ vật bé sẽ cố gắng nhặt lại nó nếu nó nằm trong tầm với của mình.

Học hỏi các kỹ năng

Bé rất háo hức với các vật mà bé có thể đặt tay lên, cảm nhận đồ chơi có các cấu trúc khác nhau (và nếm thử) và cố gắng tìm hiểu tại sao cầm một đồ chơi lớn thì khó hơn cầm một đồ chơi nhỏ. Bé sẽ phát triển khả năng tư duy giữ nguyên nhân và kết quả, ghi nhận khi bé lắc một đồ chơi nào đó sẽ tạo ra tiếng động trong khi cái khác thì không hoặc gạt vào khối tháp gạch để nhìn chúng đổ xuống nền nhà.

Khả năng nhận biết

Khả năng nhân biết những điều xảy ra quanh bé trở nên tốt hơn và có nghĩa là giờ đây bé có thể tập trung nhìn vào các vật lâu hơn, dù đó là một đồ chơi đang trong tay bé hoặc là gương mặt bạn.

Bé sẽ chăm chú tập trung vào một vật trong khoảng thời gian lâu hơn, chủ yếu chỉ sử dụng một giác quan - nghe nhạc, nhìn bạn, khám phá một bức tranh trong quyển sách hoặc chơi trò xếp gạch - trước khi chán và chuyển sang một hoạt động mới.

Đàm thoại

Bé sẽ háo hức giao tiếp với bạn và cố gắng dùng miệng để tạo ra các âm thanh khác nhau.

Bé sẽ tập trung sử dụng lưỡi, thè lưỡi ra và búng lưỡi hoặc bậm môi để tạo ra các âm thanh khác nhau. Hãy chăm chú lắng nghe bé và bạn có thể nhận ra rằng bé cũng tinh thông trong việc thay đổi giọng điệu để mong rằng bạn sẽ trở lại và nhìn bé bởi vì bé nhận thấy rằng người ta đã sử dụng các âm thanh khác nhau để giao tiếp.

Bé bắt đầu hiểu đôi chút những điều bạn nói. Bé sẽ quay đầu về phía bạn khi nghe gọi tên và hiểu những từ được lặp lại thường xuyên chẳng hạn như "ăn" hay "ngủ".

Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Cho đến thời điểm này có lẽ bạn đã hiểu được về nhân cách và tính cách riêng của bé.

Kỹ năng xã hội

Mặc dù bé vẫn còn vui vẻ khi tiếp xúc với người lạ nhưng bé có thể phân biệt được giữa người quen và người lạ và biểu hiện sự thích thú đặc biệt với các khuôn mặt trong gia đình - mà trên hết là bạn!

Bé sẽ rất thích thú với các tình huống xã hội chẳng hạn như nhìn những đứa bé khác chơi đùa, ngồi trên ghế cao cùng ăn với gia đình, được đưa đi chơi công viên. Những sự kiện này cũng giúp bé giao tiếp với người khác và cảm thấy dễ chịu trước những tình huống mới xảy ra.

Hãy để bé phát triển tự nhiên như mọi điều xảy ra hàng ngày. Khuyến khích bé khi bé cố gắng làm những điều mới và thừa nhận bé khi bé có những đóng góp - dù đó là những tiếng bi bô hoặc dùng tay nhặt một thứ đồ chơi đưa cho bạn. Khuyến khích mọi người trong nhà cùng giúp đỡ bé. Anh chị em ruột, bạn bè, chồng bạn - tất cả là nguồn hấp dẫn vô tận với bé, bé càng được mọi người quan tâm thì càng tốt.

Phát triển về cảm xúc

Bởi vì giờ đây bé đã trưởng thành hơn về mặt cảm xúc nên bé có thể biểu hiện những sắc thái tình cảm khác nhau trước những tình huống khác nhau. Bé có thể cho bạn biết bé rất phấn khích bằng cách nhún nhảy, rằng bé đã nhìn thấy một điều gì đó làm bé vui bằng cách bi bô vui sướng hoặc yên lặng và nhìn đầy cảnh giác khi bé cảm thấy không an tâm trước một tình huống nào đó hoặc khóc khi không được thỏa mãn nhu cầu.

Sự thay đổi tính cách

Mặc dù gien đóng vai trò quyết định tính cách của bé nhưng bé cũng đã phát triển nhiều đặc điểm riêng, dù bạn thích hay là không thích. Tuy nhiên có nhiều đặc điểm bạn thấy ở thời điểm hiện tại nhưng không có nghĩa nó sẽ tồn tại trong suốt cuộc đời bé. Ví dụ, bé không kiên nhẫn khi bạn tập cho bé ăn đặc, hay chống đối nếu không được vận động một cách tự do hoặc được lấy những vật mà mình muốn, nhưng điều đó không có nghĩa là bé sẽ trở thành một đứa bé không kiên nhẫn hoặc khó bảo về sau.

Nên nhớ rằng bé còn một hành trình dài trước khi bé có thể hiểu, giải thích hoặc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả những gì bé đang nghĩ hay muốn.

Những hoạt động để phát triển kỹ năng

Giờ đây bé có thể ngồi một mình mà rất ít khi cần nâng đỡ, bé rất hăng hái xem xét và khám phá mọi thứ xung quanh. Bé vẫn còn thích chơi những trò chơi như hát theo động tác, bập bênh, vỗ tay và giờ đây bạn có thể chơi mạnh tay hơn với bé vì bé đã khỏe hơn. Bé cũng thích được làm nhột - bạn thử hôn vào rốn bé, bé sẽ thấy rất thích thú!

Giấu đi đồ chơi

Để giúp bé hiểu được khái niệm một vật nào đó đã từng tồn tại rồi đột nhiên không nhìn thấy nữa, hãy giấu con gấu nhồi bông của bé trong một cái chăn. Kéo chăn ra và nhìn khuôn mặt ngạc nhiên thích thú của bé khi bé nhìn thấy vật bé đã tưởng biến mất đột nhiên xuất hiện trở lại.

Cái nôi làm bé mãn nguyện

Bé sẽ rất vui thích những món đồ chơi gắn trên thanh nối để bé chơi khi thức dậy hoặc trước khi ngủ. Những đồ chơi này có tác dụng làm bé vui trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng không thể thay thế sự giao tiếp với bạn, chồng bạn và các anh chị em ruột của bé.

Nên cho bé một món đồ chơi mềm yêu thích hoặc một tấm chăn tạo cho bé cảm giác an tâm.

Tháp gạch bằng nhựa



Bé sẽ rất vui thích khi nhấn nút trên những đồ chơi đơn giản làm cho một khuôn mặt xuất hiện bất ngờ hoặc tạo ra âm thanh, hoặc đánh đổ một tháp gạch bằng nhựa, hoặc đánh vào một con búp bê dễ thương có thể tự đứng thẳng lại sau khi bị xô ngã.

Những trò này không những giúp bé hoàn thiện sự phối hợp tay mắt mà còn giúp bé học về nguyên nhân kết quả.

Hộp đồ chơi

Tấm thảm dành cho bé khám phá

Tấm thảm để bé chơi giờ đây trở nên hữu ích hơn rất nhiều. Mặc dù bé chưa bò được, bé có thể tự di chuyển xung quanh bằng cách lăn hoặc sử dụng cánh tay. Một tấm thảm có nhiều màu sắc rực rỡ có nhiều đồ chơi trên đó sẽ làm cho bé thích thú khi khám phá những vùng khác nhau trên tấm thảm.

Các đồ chơi để ôm ấp



Bé giờ đây sẽ thích những đồ chơi mềm và có gương mặt. Khuyến khích bé học cách đối xử tốt với chúng - đóng vai bằng cách ôm ấp một con gấu nhồi bông hoặc con rối và nói "Aha" để dạy bé về khả năng giao tiếp xã hội, tính dịu dàng và sự tử tế.

Chẳng bao lâu sau bé sẽ biết cách chăm sóc đồ chơi của mình.

Chăm sóc con từ 4 đến 5 tháng tuổi

Bây giờ bé đã có các cử động hoàn toàn tự chủ và có thể bắt đầu dùng tay chân để điều khiển cơ thể và có thể bằng động tác lật người từ trước ra sau. Bé nhận thức rõ hơn về các tình huống mới, có thể phát hiện sự thay đổi trong bầu không khí và tâm trạng  người đối diện và biểu hiện thật sự các cảm giác của mình. Với trình độ phối hợp các động tác và sự hiểu biết cao hơn, bé bắt đầu đáp ứng tích cực hơn với các đồ chơi và trò chơi mới.


Chăm sóc con từ 4 đến 5 tháng tuổi
Chăm sóc con từ 4 đến 5 tháng tuổi
Sự phát triển thể chất

Các cử động của bé giờ đây hoàn toàn có chủ ý vì bé có khả năng kiểm soát cơ bắp tốt hơn và hiểu những gì cơ thể bé có thể làm - ví dụ như bạn sẽ nhận thấy rằng các động tác với và chộp đồ chơi hoặc tự thay đổi tư thế trên sàn nhà trong khi bé chơi sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Giữ thẳng

Giờ đây bé có thể giữ đầu thẳng khi được bế đứng và giữ đầu không bị bật ngửa về phía sau khi được kéo dậy tư thế ngồi - một bước phát triển lớn. Mặc dù bé chưa thể tự ngồi vững được một mình nhưng bé sẽ cảm thấy vui nếu được đỡ cho ngồi để có thể nhìn thấy những điều xảy ra xung quanh và tham gia vào mọi hoạt động. Bạn sẽ nhận thấy rằng bé tỏ vẻ vui sướng đá vào thành chậu tắm khi bé ngồi trong nước hoặc đá vào bất cứ mặt phẳng nào khi chúng chạm vào các ngón chân bé.

Bé sẽ thích thú với các hoạt động có sử dụng cẳng chân và bàn chân - và điều đó sẽ làm mạnh thêm các cơ chân để chuẩn bị cho động tác bò.

Nếu bạn kéo tay bé, bé sẽ cố gắng nhổm người đứng lên mặc dù không thể giữ tư thế này được lâu. Đừng buông bé ra đột ngột bởi vì các cơ của bé chưa đủ mạnh hoặc bé chưa đủ kỹ năng phối hợp động tác để có thể đứng vững.

Học tập các kỹ năng

Bây giờ bé đang phát triển các kiểu giao tiếp không ngôn ngữ, dùng cơ thể để biểu lộ ý muốn: bé sẽ đẩy bạn đi nếu bé muốn làm một điều gì khác; với lấy đồ vật mà bé muốn chơi hoặc quay đầu đi chỗ khác để cho bạn biết rằng bé không thích điều gì đó.

Trò chuyện với bạn

Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của bé cũng trở nên phát triển hơn. Bé có thể chủ động thay đổi giọng điệu hoặc thay đổi âm thanh để biểu hiện sự không hài lòng, sự phản đối cũng như sự vui sướng và thích thú.

Bé cũng có thể ríu rít nhiều hơn để cho bạn biết những điều bé muốn bằng cách phát ra những âm thanh bập bẹ đặc biệt khi muốn nói những điều như "bế con lên" hoặc "con muốn chơi cái đó".

Trò chuyện với bé

Mặc dù bé chưa hiểu hết ý nghĩa những lời nói bạn nói nhưng bé có thể hiểu giọng điệu của bạn. Bé rất nhạy cảm với sự thay đổi giọng điệu. Một giọng nói lớn tiếng sẽ làm bé ngưng hoạt động hoặc có thể làm bé khóc. Nếu quá lạm dụng điều này nó sẽ không khuyến khích óc tò mò tự nhiện và khả năng học hỏi sau này của bé. Để giúp bé hiểu được ý nghĩa điều bạn nói hãy thực hiện nhiều cách tiếp xúc mắt với bé, bởi vì thông qua các biểu lộ nét mặt, bé có thể đánh giá được tình huống và hiểu được những gì bạn đang nói, bạn đang đặt nền tảng quan trọng để giúp bé hình thành lời nói thông qua sự bắt chước.

Kỹ năng phối hợp



Giờ đây kỹ năng nhìn có thể giúp bé ước lượng được khoảng cách từ mình đến đồ chơi và tự xoay sở để với lấy nó bằng một hoặc hai tay.

Bé có thể nắm chắc một vật trong tay bằng cách dùng các ngón tay để giữ chặt lấy vật đó. Hiện tại nếu bé đang cầm một cái lục lạc, bé biết có thể làm gì với nó (trí nhớ của bé đã được cải thiện).

Bé vẫn bị cơ thể mình thu hút, bé thích nắm giữ bàn chân và mút các ngón chân mỗi khi buồn bã.

Kỹ năng tập trung

giờ đây khả năng tập trung của bé đã khá hơn và bé có thể thích thú với một số đồ chơi và trò chơi trong một khoảng thời gian lâu hơn.

Bé không những cầm đồ chơi mà còn săm soi xem xét kỹ và thậm chí khám phá nó bằng cách đưa vào miệng. Đây là nơi nhạy cảm nhất của bé vì vậy đó là nơi tự nhiên để bé đặt mọi thứ vào khi muốn tìm hiểu kỹ hơn. Phải đảm bảo không để những đồ vật sắc, nhỏ trong tầm với của bé vì nó sẽ gây nguy hiểm cho bé khi bé đút vào miệng.

Hoạt động để phát triển kỹ năng

Bé hăm hở tham gia giao tiếp với bạn hơn là đơn là đơn thuần chỉ là quan sát bạn đang làm gì, bé sẽ cố gắng thu hút sự chú ý của bạn để báo cho bạn biết khi bé muốn chơi. Để đồ chơi trong tầm với của bé và đáp ứng khi bé cho bạn biết bé muốn chơi đồ chơi nào bằng cách với tới đồ chơi đó. Nếu bé biết rằng bạn hiểu bé đang giao tiếp với bạn bằng cách này, bạn đã tăng cường lòng tự tin cho bé.

Niềm vui thể chất

Bởi vì phần thân trên của bé khá mạnh và đã kiểm soát được đầu vững, bé có thể biết cách lật từ trước ra sau. Hãy chơi các trò chơi trên sàn nhà với bé để bé có thể biểu diễn kỹ năng mới này và bạn có thể giúp bé hoàn thiện nó.

Bài hát về các hoạt động

Có nhiều bài hát bạn có thể hát để khuyến khích bé sử dụng tay chân và hoàn thiện các kỹ năng vận động. Hát các bài hát đi kèm với các cử động của bàn tay chẳng hạn như "hai bàn tay của em này em múa cho mẹ xem...". Cầm tay hoặc chân bé khi hát để bé có thể tham gia vào hoạt động.


Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Vào giai đoạn này việc nhận biết mình là một thành viên của gia đình và của thế giới xung quanh giúp cho trẻ phát triển rất nhiều. Hãy luôn khuyến khích bé và ghi nhận những thành quả mà bé đã đạt được - đôi khi một vài lời vỗ về hoặc sự giúp sức nhỏ ( nhặt đồ chơi lên giúp bé ) cũng giúp ích cho bé rất nhiều. Khuyến khích mọi người trong gia đình cùng làm như vậy. Bé càng nhận được nhiều sự trợ giúp, quan tâm từ anh chị em ruột, bạn bè và bố mẹ thì càng tốt cho bé!

Khuôn mặt của bé có thể biểu lộ tình cảm với đầy đủ các sắc thái cảm xúc - chống đối nếu không  được cầm lấy vật gì, buồn bã, bực bội nếu bạn lấy đi đồ chơi hoặc vật mà bé thích, bi bô vui sướng nếu nhìn thấy vật gì đó hấp dẫn.

Sự an tâm

Mặc dù bé có thể hoàn toàn vui sướng khi chơi với những người khác nhưng bạn vẫn là người mà bé yêu thích nhất. Bé sẽ giơ tay lên để được bế khi thấy bạn, và bắt đầu quấy khóc khi bạn bắt đầu ra khỏi phòng. Bé cảm thấy an tâm nhất khi trong vòng tay của bạn và sẵn sàng đáp ứng với giọng nói của bạn.

Xã hội hóa

Mặc dù bé vui sướng khi được tự mình xem xét mọi đồ vật và nhìn những việc diễn ra xung quanh nhưng bé cũng sẽ háo hức với giao tiếp xã hội, muốn tham gia vào các cuộc đàm thoại diễn ra xung quanh. Bé sẽ nhìn bạn chăm chú khi bạn chỉ cho bé cách chơi một đồ chơi.

Các giao tiếp này làm cho bé cảm thấy là một thành viên của gia đình, góp phần làm cho bé an tâm về cảm xúc và phát triển kỹ năng xã hội. Những kỹ năng cực kỳ quan trọng này được chia thành hai loại: biết người khác nghĩ gì và cảm thấy như thế nào và biết cách quan tâm đến người khác.

Thay đổi trạng thái nhanh chóng

Chỉ trong vài giây, bé sẽ chuyển nhanh từ trạng thái vui vẻ sang khoác sướt mướt. Trò chơi cù hoặc tạt nước trong chậu tắm có thể nhanh chóng biến sự vui thích thành những dòng nước mắt bởi vì có ranh giới rất nhỏ giữa sự thích thú và sự kích thích quá mức.

Cố gắng dự đoán trước sự thay đổi này - thường xảy ra khi bé quá mệt chẳng hạn - và nhanh chóng đáp ứng lại bé. Nên nhớ rằng bé cũng cần thời gian yên tĩnh, thậm chí muốn được ở một mình trong một khoảng thời gian. Bằng cách nhận biết nhu cầu nghĩ ngơi của bé, bạn có thể tạo dựng được lòng tin và giúp bé có thời gian dịu đi và tập trung lại.

Hộp đồ chơi

Ngạc nhiên

Em bé rất thích các trò chơi tạo sự bất ngờ. Một hình người nộm hoặc hộp đồ chơi tạo ra âm thanh khi bạn ấn nút sẽ làm bé thích thú. Tăng cường khả năng giao tiếp, cách sử dụng bàn tay và kỹ năng nhìn bằng cách giúp bé ấn lên nút ở đồ chơi để làm âm thanh phát ra.

Các đồ chơi phát ra âm thanh

Đặt vào mỗi bàn tay bé một đồ chơi phát ra các âm thanh khác nhau. Phải lựa loại dễ dàng sử dụng khi bé chỉ dùng một tay. Quan sát cách bé phán đoán khi tìm xem âm thanh phát ra từ bàn tay nào khi bé ấn nút.

Âm nhạc và hoạt động

Bé sẽ thích các món đồ chơi mà bé có thể thao tác bằng tay dễ dàng. Giờ đây một cái trống lục lạc hoặc đồ chơi bằng nhựa trong có chứa các hạt nhiều màu sắc chuyển động khi bé lắc sẽ làm cho bé vui. Cả hai thứ đồ chơi này đều dạy bé về khả năng vượt qua trở ngại.

Chăm sóc con từ 3 đến 4 tháng tuổi

Vào tuổi này, các kiến thức và sự hiểu biết đang tăng lên của bé sẽ chuyển thành hành động. Bé thực sự tăng trưởng về sức mạnh và khả năng, với những kinh nghiệm mới được tích trữ trong trí nhớ. Bạn cũng nhận thấy rằng bé đáp ứng nhiều hơn với những người xung quanh, mỉm cười, nói ríu rít và cười to để tự biểu lộ bản thân và giao tiếp với người mà bé yêu thích, đó là bạn.


Chăm sóc con từ 3 đến 4 tháng tuổi
Chăm sóc con từ 3 đến 4 tháng tuổi

Sự phát triển thể chất

Trong tháng tuổi này, bé có một bước phát triển dài về sự kiểm soát các cử động. Khi nằm sấp bé có thể dễ dàng nâng đầu và phần thân trên lên khỏi mặt đất, tự chống đỡ một cách vững vàng bằng cánh tay và bàn tay, quay đầu về phía bạn và bất cứ điều gì làm bé quan tâm. Bé có thể giữ được đầu thẳng trong một thời gian.

Cử động

Sự phát triển cơ cổ đánh giá một quá trình khám phá mới đối với bé. Sức mạnh tăng lên, sự tự tin và khả năng nâng người lên bằng bàn tay dự báo rằng một lúc nào đó trong ba tháng tới rồi bé sẽ biết lật, điều sẽ gây nhạc nhiên cho bé và bạn. Đừng bao giờ bỏ bé một mình trên giường hoặc tấm đệm mà không chú ý, bởi vì bé có thể tập lật và bị ngã. Đây là bước quan trọng, bởi vì việc điều khiển được cơ thể sẽ tạo tiền đề cho việc biết bò trong những tháng tới.

Học hỏi các kỹ năng

Não bé phát triển với tốc độ nhanh và điều này phản ánh tính tò mò ngày càng gia tăng. Bây giờ bé thích được giữ ở tư thế ngồi trong một cái ghế bập bênh hay ghế xích đu nhỏ và sẽ cảm thấy chán nếu bị đặt nằm ngửa quá lâu. Bé sẽ háo hức tham gia vào mọi việc xung quanh - đặc biệt là các khuôn mặt mới, đồ chơi và âm thanh.

Khả năng nghe và nhìn

Bé sẽ cố gắng phát ra các âm thanh để đáp ứng lại mẹ hoặc bố khi các bạn nói chuyện với bé.

Thị lực của bé đã cải thiện đáng kể so với cái nhìn lờ mờ khi mới sinh và giờ đây bé có thể tập trung hai mắt để nhìn một vật gì đó, dù nó ở kế bên hay ở tận bên kia của căn phòng. Điều này có nghĩa là bé có khả năng ước lượng khoảng cách giữa mình và vật đang nhìn, sự phối hợp tay mắt giờ đây tốt hơn rất nhiều.

Gia tăng sự kiểm soát bàn tay




Sự điều khiển bàn tay của bé trở nên tinh xảo hơn nhiều và cho đến thời điểm này bé có thể đưa tay ra giữ một cái trống lắc hoặc một thứ đồ chơi mà bạn đưa cho, mặc dù bé chưa biết cách buông ra.

  • Bé bị cuốn hút bởi những việc bàn tay có thể làm được. Bàn tay cùng với miệng là những công cụ để bé khám phát thế giới xung quanh. Bé sẽ dùng bàn tay để tìm hiểu các bộ phận của khuôn mặt bé chẳng hạn mũi và miệng, chụp lấy những đồ vật mới và hấp dẫn bé hoặc đơn giản là dùng tay này chơi với tay kia.
  • Bé vẫn còn thích đánh vào đồ chơi trong tầm với và thỉnh thoảng chụp lấy một món mới. Tuy nhiên, bé hoàn toàn không biết làm gì với thứ đồ chơi đó - ngoại trừ đưa nó vào miệng để tìm hiểu bằng lưỡi và lợi của mình.
  • Trí tò mò của bé sẽ bị kích thích bởi cảm giác khi cầm một vật được tạo nên bởi những cấu trúc khác nhau chẳng hạn như một thứ đồ chơi mềm ướt và một thứ bằng nhựa trơn láng và lạnh.


Sự cải thiện thị lực giúp bé có thể nhìn rõ ràng các vật nhỏ như nút áo và có thể dõi theo các vật đang chuyển động cách đó một vài cm. Khi vật này biến mất, bạn có thể nhận thấy bé ngước nhìn vào khoảng không nơi mà vật đó đã hiện diện trước đó.

Trí nhớ đáng kinh ngạc

Giờ đây trí nhớ của bé thực sự được đem ra sử dụng và bạn sẽ nhận thấy rằng bé học rất nhanh. Ví dụ, lần đầu tiên bé lắc cái trống thì động tác lắc là hoàn toàn ngẫu nhiên. Nhưng khi bé đã lưu trữ thông tin về hoạt động của cái trống lắc, màu sắc, âm thanh phát ra khi tay bé lắc và phản ứng của bạn khi bé làm điều đó một cách khéo léo. Sau đó, mỗi lần bé cầm cái trống, hành vi của bé sẽ trở nên có mục đích hơn.

Hoạt động âm nhạc

Chơi với bóng

Bé rất thích thú với những vật chuyển động -  đặc biệt nếu bé có thể điều khiển được nó. Đặt bé nằm sấp và lăn một quả bóng có màu sắc sặc sỡ ra phía trước ngang qua tầm nhìn của bé, cách bé khoảng 60 cm.

Đầu tiên bé sẽ chăm chú nhìn quả bóng lăn từ bên này qua bên kia, nhưng sau đó bé sẽ đoán trước được hoạt động này và sẽ đưa tay ra chộp lấy nó trong những lần kế tiếp.

Đồ chơi được tạo bởi các cấu trúc khác nhau.

Giờ đây bé có thể đưa tay chộp lấy mọi thứ vì thế bạn nên cho bé đồ chơi với nhiều cấu trúc khác nhau để bé khám phá: đồ chơi bằng nhựa trơn láng; đồ chơi mềm ướt; đồ chơi thay đổi hình dạng khi bạn cầm chúng; đồ chơi với bề mặt có đục lỗ. Trước khi mua phải đảm bảo các đồ chơi này an toàn đối với bé.

Các con rối bàn tay và ngón tay



Các con rối bàn tay với khuôn mặt vui nhộn có thể là một thú giải trí hấp dẫn - như trước đây bạn đã biết rằng bé thích nhìn vào các khuôn mặt! Tự làm lấy nó từ một chiếc vớ cũ - bé cũng sẽ thích thú nó như khi bạn mua từ tiệm đồ chơi. Nếu dùng nút áo để làm con mắt thì cần kiểm tra kỹ xem liệu bạn đã gắn nó chặt chưa vì bé có khuynh hướng đưa mọi thứ vào miệng, nó có thể làm bé bị nghẹt thở.

Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Bây giờ bé không những mỉm cười khi bạn cười với bé, mà thậm chí còn cười to vui vẻ khi bạn làm điều gì đó bé thích. Bé biết vui thích và biết cách làm cho bạn cười và đáp ứng nồng nhiệt lại bé. Thật vậy, bé thích làm cho bạn cười - đó là một thông tin phản hồi tích cực. Bé biết rằng bạn sẽ hài lòng với bé và bé đã gây sự chú ý hoàn toàn nơi bạn.

Tiếp nhận sự đáp ứng

Giờ đây bé biết mong chờ bạn đáp ứng lại khi bé đã làm một điều gì đó - nếu bé cười, bé sẽ mong bạn cười lại và nếu bé muốn bạn chú ý bé sẽ bắt đầu đàm thoại bằng cách gù gù hoặc ríu rít. Điều này mang lại một chiều hướng mới trong giao tiếp giữa bạn và bé. Bé đang học cách "lãnh đạo" người khác, điều này rất quan trọng cho cảm giác tự tin của bé và khi bạn theo sự "lãnh đạo" này bạn sẽ khám phá nhiều hơn về sự xuất hiện nhân cách và tính khôi hài của bé.

Khuyến khích sự tự tin của bé bằng cách luôn đáp ứng lại bé và ghi nhận tất cả những cố gắng bé làm để giao tiếp với bạn.

Cảm giác an tâm

Vào giai đoạn này, bạn có thể tự tin đưa bé ra ngoài đi dạo hoặc đi thăm viếng mọi người mà không phải e dè, lo lắng nữa. Bé sẽ mỉm cười duyên dáng với tất cả, mặc dù bé thích bạn nhiều nhất nhưng bé cũng thích "nói chuyện" với mọi người, với những trẻ khác hoặc thậm chí với chính cái bóng của mình.

Cho đến thời điểm này, có lẽ bạn đã thiết lập được một thời gian biểu cho bé như giờ ngủ trưa, đi dạo, giờ ăn, tắm và giấc ngủ đêm. Điều này giúp bé biết đoán trước những sự việc trong này và dạy cho bé biết rằng cuộc sống luôn có nề nếp. Điều này giúp bé cảm thấy an tâm và gia tăng sự tự tin. Thiết lập thời gian biểu cũng giúp bé tin rằng bạn đang ở gần bên ngay khi cả bé không nhìn thấy bạn.

Lập thời gian biểu và đi chơi đây đó với bé cũng sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ và thư giản. Bạn cũng nhận thấy rằng nó tạo cho bạn sự tự tin trong vai trò làm mẹ.

Hoạt động để phát triển kỹ năng

Khi sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ về đồ vật và thế giới xung quanh đã tốt hơn bé sẽ thích thú với nhiều loại đồ chơi và trò chơi hơn. Giao tiếp với bạn vẫn còn là trò giải trí hấp dẫn hàng đầu và chẳng bao lâu bé sẽ thích thú hơn với các hoạt động như hát, vỗ tay và các trò chơi nhún nhảy. Chúng ngày càng trở nên quen thuộc với bé hơn và giúp tăng cường cả niềm vui thích và sự tự tin.

Các hành động lặp lại

Hiện tại, bé có thể nhận ra các đồ vật quen thuộc yêu thích, bé có thể thích thú chơi hoài một món đồ chơi phát ra tiếng động khi di chuyển theo một cách đặc biệt nào đó.

Bằng những bài hát đơn giản, có nhịp điệu lặp đi lặp lại, không lâu sau bé sẽ nhận ra giai điệu quen thuộc khi được nghe nhiều lần (ngay cả khi bé chưa hiểu nó) và đoán trước hành động đi cùng với nó. Hãy thử bài hát có động tác "chèo, chèo, chèo thuyền đi".

Chơi với các con rối ngón tay

Bé sẽ bị thu hút bởi các nét mặt đặc biệt và ngộ nghĩnh của các con rối ngón tay, hãy làm cho chúng trở nên sinh động bằng cách ngọ nguây ngón tay của bạn, có thể phối hợp cử động với một bài hát hoặc một câu chuyện.

Cho bé nằm trên ngực chồng bạn và để anh ấy giơ các con rối ngón tay ra trước mặt, khi bé với tay lấy động tác này sẽ làm mạnh thêm các cơ của bé.

Chăm sóc con từ 2 đến 3 tháng tuổi

Con bạn hiện giờ đã trở nên mạnh mẽ, việc kiểm soát các cử động cơ thể cũng tốt hơn nhiều, khả năng đáp ứng và giao tiếp với bạn cũng đã được nâng cao, bé có thể ríu rít suốt ngày và luôn luôn cười. Vào cuối tháng này bé có thể giữ được đầu thằng và khám phá hai bàn tay là nguồn vui lớn đối với bé.
Chăm sóc con từ 2 đến 3 tháng tuổi
Chăm sóc con từ 2 đến 3 tháng tuổi

Sự phát triển thể chất

Khi bé đã kiểm soát được các cử động toàn thân, bé bắt đầu hiểu rằng bé có thể sử dụng điều này để tìm hiểu thế giới xung quanh.

Nâng người lên

Cơ cổ của bé bây giờ đã mạnh hơn, khi nằm ngửa bé có thể nâng đầu lên và giữ yên trong vài giây. Khi bạn nắm tay bé và kéo bé dậy ở tư thế ngồi, đầu bé không còn bật ngửa về sau nữa mà sẽ giữ thẳng khi người bé được kéo lên.

Đặt bé ngồi trong ghế nhún em bé hay ghế để bé ngồi chơi, bé có thể giữ đầu thẳng. Khi được đặt nằm sấp, bé có thể nâng người lên một chút bằng bàn tay và cánh tay và quay đầu sang bên để nhìn những gì diễn ra xung quanh. Có thể bé không giữ được tư thế này lâu, nhưng mỗi lần như vậy các cơ của bé sẽ mạnh hơn. Điều này cũng giúp bé tìm hiểu thế giới xung quanh và bé sẽ ngày càng tò mò và thích thú về chúng.

Bàn tay hạnh phúc

Đôi bàn tay đã có từ lâu nhưng bây giờ bé mới bắt đầu chú ý tới nó! Bàn tay của bé trở thành một nguồn lôi cuốn hấp dẫn và bé sẽ nằm đó suốt ngày chăm chú xoi những ngón tay của mình, nhìn chúng khi chúng đan chéo với các ngón khác.

Vào cuối tháng này, bé có thể nắm hai tay lại với nhau và đùa nghịch với các ngón tay, đút tay vào miệng. Bé thích nhìn bàn tay khi chúng đan vào nhau hoặc thả lỏng và cũng thích vỗ tay.

Kỹ năng học hỏi

Bé đã bắt đầu biết tư duy. Bé bị hấp dẫn bởi chính cơ thể mình và đang bắt đầu hiểu rằng có thể làm cho cơ thể di động khi cần thiết. Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quá trình bé tìm hiểu về khái niệm nguyên nhân và kết quả. Bé cũng bắt đầu kết nối giữ việc nhìn và làm, đây là bước đầu tiên phát triển sự phối hợp tay - mắt.

Trí nhớ

Trí nhớ của bé hiện đã phát triển đủ để bé nhớ rõ về một vài người và vài sự kiện. Một nghiên cứu về trẻ ở lứa tuổi này cho thấy rằng trẻ học rất nhanh cách đá vào một vật di động. Khi vật này được lấy đi trong một tuần và sau đó được đặt trở lại vị trí cũ, trẻ vẫn có thể nhớ cách làm lại điều đó.

Ngôn ngữ

Bé sẽ bắt đầu thử nghiệm nhiều hơn các cách phát âm và từ vựng của bé sẽ thay đổi từ các tiếng kêu rít và ré với một âm tiết ngắn, tới các âm thanh dài hơn.

Trẻ bắt đầu nhận biết rằng ngôn ngữ được tạo ra do sự phối hợp của các động tác của hầu họng và lưỡi.

Ban đầu, những tiếng gù gù, ríu rít phát ra từ cổ họng bé dường như là hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng bạn sẽ từ từ nhận thấy rằng các âm thanh này hướng đến bạn khi bạn nói chuyện với bé. Bé vui thích hòa nhập và hào hứng giao tiếp với bạn bằng thứ âm thanh của riêng bé.

Thị giác

Bây giờ độ tập trung của bé trở nên sắc bén hơn, mặc dù bé vẫn cố gắng tập trung nhìn bằng hai mắt một cách chính xác. Bé có thể nhìn mọi vật một cách chi tiết hơn và có thể phân biệt được sự thay đổi ánh sáng đột ngột hoặc từ từ. Ví dụ, nếu căn phòng đang tối, bạn có thể hu hút sự chú ý của bé bằng cách bật đèn lên.

Vươn tới và nắm bắt 
Mặc dù tự bé chưa thể với tới các đồ vật, tuy nhiên nếu bạn đưa bé đồ chơi bé có thể chụp lấy nó khá nhanh và cầm đồ vật để có thể nhìn cho rõ hơn. Khi đặt bé nằm dưới các đồ chơi di động hoặc dụng cụ tập dành cho trẻ em, bé có thể chạm vào những vật treo thấp và tìm cách chụp lấy nó. 
Bạn hãy chú ý đến cách bé mở và nắm tay lại để chụp lấy vật mà bé muốn. Mặc dù khả năng phối hợp chưa tốt, bé vẫn cố chụp lấy bất cứ vật gì thu hút bé và nằm trong tầm với của bé.

Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Nhờ các cử chỉ yêu thương, ôm ấp vỗ về, những lời êm dịu bạn làm cho bé hiểu rằng cử chỉ thân thiện chính là phần thưởng. Ngay khi hiểu được điều này bé sẽ mỉm cười nhiều hơn và biết rằng bạn sẽ mỉm cười đáp lại bé. Bé cũng vẫy tay và vặn mình đón mừng bạn khi biết bạn đang đi về phía bé.

Hộp đồ chơi 
Các đồ chơi đeo tay 
Bé đã khám phá ra hai bàn tay mình giờ đây bé có thể thích thú với các đồ chơi đeo ở cổ tay hoặc các vòng chuông cổ tay có dây dán. Bé bắt đầu nhận thức được rằng nếu lắc chúng sẽ phát ra tiếng kêu. 
Lúc lạc và các vật chuyển động 
Bé thích luôn có một cái lục lạc bên cạnh mình và kéo các đồ chơi di động treo trên dây với sự tự tin hơn. 
Các đồ chơi có âm thanh 
Các đồ chơi tạo ra âm thanh, chẳng hạn một con vịt nhựa khi bóp kêu chít chít bây giờ sẽ rất thú vị. Bạn sẽ cần giúp bé làm cho đồ chơi phát ra tiếng kêu, bởi vì vẫn còn quá khó để bé biết cách sử dụng chúng, bé sẽ rất yêu thích những tiếng kêu do chúng phát ra.
Khi đã biết cách làm cho đồ chơi phát ra âm thanh, bé sẽ càng thích thú hơn - và điều quan trọng hơn là bé sẽ có dịp để tiếp tục tư duy về mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả.

Nhận biết

Vào thời gian này một trong những sự phát triển nổi bật nhất xảy ra trong trí nhớ đang hoàn chỉnh của trẻ là bé có thể nhớ rất rõ về những người gần gũi với bé; vì thế bé có thể nhận biết từng người một. Điều này bắt đầu ảnh hưởng lên cách thức bé giao tiếp với bạn, chồng bạn, anh chị em ruột của bé và những người mà bé thường xuyên giao tiếp. Thí dụ, hiện tại bé biết bạn, bé có thể có các biểu hiện rõ ràng khi giọng nói của bạn, biểu hiện này có thể khác với biểu hiện khi bé nghe giọng nói của cha: chẳng hạn bé có thể êm dịu khi nhìn hoặc nghe tiếng bạn nhưng bé có thể bị kích động khi nghe giọng nói của cha.

Trò chuyện




Bây giờ bạn có thể nhận ra những âm thanh nhỏ từ bé. Bé có khả năng tự biểu lộ mình tốt hơn. Ví dụ bé có thể bày tỏ cảm xúc vui mừng bằng cách gù gù với bạn. Bé có thể la hét lên vui mừng hay thậm chí ríu rít để biểu lộ niềm vui. Bé sẽ biết rằng khi bé kêu thét lên bạn sẽ chạy lại với bé ngay - một bài học khác về nguyên nhân kết quả.

Mặc dù bé không thể lặp lại bất cứ từ nào nhưng bé chú ý lắng nghe và để dành để sử dụng trong tương lai, vì vậy bạn càng nói chuyện nhiều với bé sẽ càng tốt cho bé.

Hoạt động để phát triển kỹ năng

Giờ đây khi bé đã đáp ứng và đàm thoại với bạn nhiều hơn, bạn cũng cần phải chơi đùa và giao tiếp với bé nhiều hơn. Bé vẫn cần sự vỗ về và những lời khuyến khích, nhưng bạn có thể tạo cơ hội cho bé tham gia vào các hoạt động năng động hơn chẳng hạn như trò chơi bập bênh và vừa chơi vừa ca hát. Đặt bé nằm sấp càng lâu càng tốt. Lăn một quả bóng về phía bé và để bé cố gắng vươn tới chụp lấy nó. Cho bé chơi như vậy sẽ giúp tăng cường sức mạnh các cơ ở cổ, cánh tay và chân.

Sờ và đá

Để bé sờ vào các đồ chơi hay đồ vật có cấu trúc, nhiệt độ và làm từ những chất liệu khác nhau (như da, lụa, gỗ, nước...). Để bé nằm trên niệm được may cẩn thận từ các chất liệu khác nhau.

Trò chơi ca hát

Để bé nhún nhẩy nhẹ nhàng trên đầu gối bạn theo nhịp điệu của bài hát mà bé yêu thích.

Hát khi tắm cho bé, hát những bài hát tập đếm khi bạn chơi đùa với các ngón tay của bé, hát ru khi đến giờ cho bé đi ngủ - bé sẽ rất thích những bài này!

Vỗ nhẹ nhàng vào mông hay đùi bé theo nhịp điệu của bài hát khi bạn hát cho bé nghe. Điều này sẽ làm bé thích thú hơn.

Chăm sóc con từ 1 đến 2 tháng tuổi

Vào cuối tháng thứ 2, bé sơ sinh sẽ phát triển thành một đứa trẻ có khả năng chú ý đến những sự việc diễn ra xung quanh mình và khả năng kiểm soát cơ thể của bé cũng tốt hơn. Vào khoảng 6 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu đáp ứng lại tình cảm của mẹ bằng những nụ cười và tính cách riêng của bé cũng bắt đầu bộc lộ rõ nét.


Chăm sóc con từ 1 đến 2 tháng tuổi

Sự phát triển thể chất

Trẻ tăng cường nhanh về kích thước và sức mạnh. Cơ bắp của bé trở nên mạnh mẽ hơn, các cử động cũng rõ ràng hơn và cho tới 8 tuần tuổi bé đã mạnh khỏe hơn nhiều so với lúc mới sinh. Bé cũng có thể sẽ mất đi các phản xạ lúc mới sinh.

Duỗi thẳng

Các bé sẽ bắt đầu duỗi thẳng tay chân ra và không còn nằm co quắp như lúc mới sinh. Khớp gối và khớp háng mạnh mẽ hơn và không còn mềm như trước đây. Bàn tay cũng sẽ không còn thường xuyên nắm chặt mà mở rộng ra, sẵn sàng để cầm lấy đồ chơi.

Vào cuối tháng thứ 2, nếu bạn đặt một cái lục lạc vào tay bé, bé có thể tự nắm lấy và giữ nó được một lúc lâu.

Giữ thẳng đầu

Bây giờ bé sẽ thử ngóc đầu dậy nhiều lần và có thể nâng lên một góc 45 độ trong khoảng 1 hoặc 2 giây khi đang nằm sấp. Khả năng này báo hiệu cơ cổ bé đã trở nên mạnh mẽ hơn.

Bé cũng biết quay đầu khi muốn kiếm tìm một điều gì đó - ví dụ như khi bé bị thu hút bởi một âm thanh, một hình ảnh xuất hiện đột ngột hoặc đơn giản là khi nghe thấy tiếng nói của mẹ ở đâu đó.
Nụ cười đầu tiên 
Vào khoảng 6 tuần tuổi, bé có thể cười nụ cười đầu tiên. Khi cười mắt bé sáng lên và khi bạn cười lại với bé thì khuôn mặt bé sẽ trở nên rạng rỡ hơn. Mặt dù trước đó bé có thể có các biểu hiện như nhăn mặt, muốn cười tuy nhiên bạn có thể nhận ra nụ cười thật sự này ngay do bé dùng cả khuôn mặt để cười, nhất là đôi mắt. 
Đây thật sự là một bước tiến trong quá trình phát triển. Bé càng cười, bạn sẽ càng thích thú và càng muốn trò chuyện với bé. Khuôn mặt hạnh phúc của bé sẽ lôi cuốn bạn vào mối tương tác này và đây chính là điều cần thiết giúp bé hòa nhập vào xã hội con người. 
Không gì có thể ngăn cản bé một khi bé đã biết cách cười. Bé có thể cười với những người mà mình nhìn thấy nhất là những người nhìn và trò chuyện với bé. Tuy nhiên chỉ trong vài tuần sau đó, bạn có thể thấy rằng bé cười có chọn lựa hơn, bé nhanh chóng nhận biết đâu là những khuôn mặt thân quen và xa lạ, bé dành nụ cười tươi tắn cho những gương mặt mà bé yêu quý nhất. 
Điều quan trọng đây chính là giai đoạn thích thú nhất trong quá trình phát triển. Nụ cười cho bạn biết bé đang hạnh phúc, vậy đừng do dự khi cười lại với bé.

Cử động

Phản xạ đá chân ngộ nghĩnh trong những tuần đầu tiên sẽ trở nên dễ dàng hơn giống như hành động đạp xe. Bây giờ bé thức nhiều hơn và trong lúc thức bé sẽ cử động tay chân để tăng cường sức mạnh cơ bắp. Bé cũng quan tâm hơn đến các vật chuyển động. Bạn cũng có thể đặt bé nằm dưới một dụng cụ tập thể dục dành cho trẻ em trên sàn nhà để bé đánh vào. Lúc đầu bé sẽ đánh hụt nhiều lần bởi vì trong thời kỳ này mặc dù các cử động của cánh tay đang trở nên có mục đích hơn nhưng sự phối hợp và khả năng ước lượng khoảng cách từ tay đến vật vẫn còn kém.

Học các kỹ năng

Bây giờ bé quan tâm hơn đến môi trường xung quanh. Bé nhận ra bạn rõ ràng hơn. Bé bắt đầu biểu hiện sự vui mừng khi thấy bạn bằng cách cử động toàn thân một cách thích thú, đá và vung vẩy tay chân. Bạn cũng nhận thấy rằng bé thường nhìn theo hướng có tiếng động hoặc có vật di chuyển và bé cũng dõi mắt nhìn theo bạn khi bạn đi lại xung quanh bé.

Nhìn và lắng nghe

Trong tháng này, bé luyện tập khả năng tập trung cả hai mắt vào cùng một thời điểm vào cùng một thời gian (điều này gọi là khả năng nhìn hai mắt). Chẳng bao lâu sau bé có khả năng nhìn kỹ toàn gương mặt, chú ý đến chi tiết hơn, chẳng hạn như nhìn mắt và mũi hơn là chỉ nhìn những nét chung và sự tương phản ban đầu. Bé cũng có thể nhìn được những vật ở khoảng cách xa hơn mặc dù bé thích quan sát những vật ở gần hơn.


Khả năng thấu hiểu ngôn ngữ của bé cũng phát triển hơn, bé có thể há miệng, ngậm và chu miệng bắt chước khi bạn nói chuyện với bé. Bé cũng có khả năng điều chỉnh hành vi tùy theo giọng điệu khi nghe bạn nói - yên lặng nếu bạn nói nhỏ, vui vẻ khi bạn nựng nịu và có vẻ khó chịu nếu bạn nói lớn và sẵng giọng.
Hoat động để phát triển kỹ năng 
Bạn vẫn là thứ đồ chơi ưa thích nhất của bé. Nói chuyện với bé, đu đưa bé, mở nhạc hoặc hát cho bé nghe và nhảy quanh phòng với bé  - tất cả những hoạt động này sẽ mang lại niềm vui cho bé, kích thích bé mang lại kết quả tích cực. Hãy hát cho bé nghe khi tắm bé: vẩy nước nhẹ nhàng lên các ngón chân và bụng bé khi bạn giữ bé trong chậu tắm. 
Kích thích các giác quan phát triển: 
  • Đặt bé đứng trên một chiếc ghế mềm hoặc ghế nhún để bé cảm nhận tốt về những gì diễn ra xung quanh mình. Gọi bé từ nhiều hướng khác nhau trong phòng và xem bé định vị âm thanh như thế nào. Những trò chơi như thế giúp bé phối hợp tốt thính giác và thị giác.
  • Chơi trò "chú lợn con" với các ngón chân của bé. Điều này sẽ giúp bé thư giản và tăng cường khả năng nhận biết về cơ thể và phát triển xúc giác (cảm giác nhột khi bạn cù bé lúc đếm xong 10 ngón chân.).
  • Lặp lại cùng một bài hát nhiều lần, hãy chú ý xem cần bao lâu bé học được và cùng tham gia với bạn.
  • Bé cũng tỏ vẻ thích thú nếu bạn xoa vào lòng bàn tay hoặc bàn chân bé bằng vật mềm hoặc có lông.

Trí nhớ

Mặc dù trí nhớ của bé chưa phát triển trong những tuần đầu tiên nhưng nó sẽ cải thiện và trở nên nhạy bén hơn khi bé lớn lên. Để giúp tăng cường trí nhớ bé, hãy để cho bé cảm nhận đồ vật bằng nhiều giác quan. Ví dụ, bé sẽ có khả năng nhớ một thứ đồ chơi nếu bé nhìn và sờ vào nó bởi vì trí nhớ bao gồm những chi tiết về hình dạng, cấu trúc màu sắc và đường nét chung của đồ chơi.

Sự phát triển về cảm xúc và kỹ năng xã hội

Điều này đáng yêu nhất về sự phát triển của bé trong giai đoạn này là bé biết nhận và đáp ứng lại bạn. Đáp ứng đáng giá nhất là biểu hiện của nụ cười thật sự khi bé được khoảng 6 tuần tuổi.

Bé vẫn còn hay khóc, nhưng bé cũng biết thêm những cách khác để thu hút sự chú ý của bạn và bày tỏ cảm xúc của mình như dùng gương mặt và cơ thể để biểu lộ cảm xúc mà bé mong muốn.

Hộp đồ chơi 
Dụng cụ tập cho bé 
Dụng cụ tập cho bé (được gắn trên nôi hoặc xe đẩy) là một thanh để gắn những thứ mà bé yêu thích. Chọn những đồ vật phát ra âm thanh và có nhiều màu sắc. Bé sẽ thích những thứ tạo ra tiếng sột soạt, kêu leng keng hoặc lách cách. 
Đồ chơi di động sẽ giúp bé phát triển khả năng nhìn và bé sẽ thích rèn luyện kỹ năng đánh vào vật đó. Thỉnh thoảng di truyển vị trí của bé để bé có thể thấy tất cả những đồ chơi khác nhau được treo trên đó, và thay đổi thường xuyên các đồ chơi này để làm cho bé đỡ nhàm chán. 
Sách 
Không bao giờ là quá sớm khi tập cho bé xem sách. Chọn loại sách có các tranh ảnh rõ ràng, in đậm vẽ hình mặt người, hình em bé, thú vật hay các loại cây cỏ. Chúng giúp bé làm quen với các khuôn mặt và đồ vật hằng ngày. Dựng cuốn sách cạnh bé để bé có thể liếc nhìn và thỉnh thoảng lật sang trang khác. Tốt hơn cho bé ngồi trong lòng bạn và nói cho bé nghe về các bức tranh và hình ảnh trong sách. 
Lục lạc 
Bé sẽ thích cầm một cái lục lạc và thích thưởng thức những âm thanh tạo ra khi bạn lắc nó, mặc dù trong giai đoạn này bé chưa thể tự làm điều này.

Biết bày tỏ sự thân thiện

Bây giờ bé sẽ trở nên chú ý nhiều đến khuôn mặt bạn vì khả năng nhìn của bé đã phát triển hơn và bé rất giỏi trong việc bắt chước các cử chỉ của nét mặt. Nhận thức được về những gì diễn ra quanh mình có nghĩa là bé tham gia nhiều hơn, thu thập nhiều dữ kiện về cách giao tiếp với bạn, nhận ra các sắc thái của ngôn ngữ, giọng điệu, cách biểu lộ và ghi nhận tất cả các thông tin này để sử dụng trong tương lai.

Bây giờ bé sẽ thích mọi kiểu giao tiếp, bé thích biểu lộ tình cảm bằng ngôn ngữ cơ thể, đáp ứng nồng nhiệt bằng cách co tay chân, lúc lắc và những đụng chạm cơ thể.


Chăm sóc con từ lúc mới sinh đến một tháng tuổi

Đối với bạn dường như mọi điều bé có thể làm lúc mới sinh là ăn, ngủ và khóc nhưng thực sự từ thời điểm này bé đã phát triển các kỹ năng mới với một tốc độ đáng kinh ngạc. Cuối tháng thứ nhất, bé sẽ trở nên tỉnh táo hơn, bắt đầu kiểm soát và điều hòa được các động tác cơ thể, biết nhận ra mẹ khi thấy và nghe tiếng bạn thậm chí biết đáp ứng khi bạn trò chuyện cùng bé.


Sự phát triển thể chất

Trong những tuần đầu tiên bé vẫn còn ở tư thế nằm co, chân co lên và bàn tay nắm chặt như khi nằm trong tử cung nhưng chẳng bao lâu bé sẽ bắt đầu duỗi thẳng ra khi các khớp trở nên mềm dẻo hơn. Phải bảo đảm rằng bạn luôn luôn nâng đỡ đầu bé và không bao giờ được lắc lư bé.

Cử động

Ngay cả trước khi sinh, bé đã bắt đầu tập luyện các cơ – và giờ đây bé có nhiều không gian hơn để làm điều đó. Khi thức, bé vung vẩy tay và đá chân rất mạnh, đặc biệt khi đáp ứng với kích thích, khó chịu hoặc khóc. Vào lúc này, những cử động này là phản xạ ngẫu nhiên, không tự ý nhưng nó làm tăng sức mạnh cơ bắp, kích thích hệ thần kinh, đặt nền tảng cho những cử động tự ý sau này.

Nếu bạn đặt bé nằm sấp trong nôi hoặc giữ bé nằm sấp trên tay bé sẽ cố gắng ngóc đầu lên. Giữ bé ở tư thế này nhiều lần sẽ giúp bé tăng sức cơ cổ, ngực và cột sống.

Học các kỹ năng

Bé không ngừng học hỏi và phương pháp học chính là thông qua mối quan hệ với bạn. Bé nhận thức được mọi kiểu giao tiếp của bạn nhanh nhạy một cách đáng kinh ngạc: chú ý cách bé biểu lộ và tập trung khi nghe tiếng bạn, hoặc cách bé thích thú nhìn môi bạn cử động khi bạn nói chuyện với bé. Hãy chú ý quan sát bé và bạn sẽ thấy cơ thể bé cử động một cách thích thú khi biết bạn ở gần. Bé đang có được niềm vui lớn từ mối quan hệ này và não bé cũng đang được kích thích.

Các giác quan

Các giác quan của bé phối hợp chặt chẽ với nhau để tiếp nhận tất cả những thông tin cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Ví dụ, bé có thể nhận ra mùi đặc trưng của cơ thể mẹ chỉ vài giờ sau khi sinh và bé sẽ nhanh chóng biết liên hệ mùi này với âm thanh giọng nói của mẹ và cảm giác dễ chịu khi được ôm ấp trong vòng tay mẹ.

Khả năng nhìn rõ

Lúc mới sinh, bé chỉ có thể nhìn thấy được hình dạng của đồ vật bởi tầm nhìn của bé vẫn còn bị hạn chế. Tuy nhiên, trong tháng đầu tiên này bé dần dần đạt được khả năng tập trung tốt hơn – mặc dù khả năng nhìn rõ hoàn toàn bằng hai mắt chỉ đạt được khi bé được ba tháng tuổi.

Vào thời điểm này bé có thể tập trung tốt nhất trong khoảng 20 – 35 cm – bằng khoảng cách bé có thể nhìn rõ mặt bạn khi bạn đang bế và cho bé bú. Ở khoảng cách này bé có thể theo dõi các cử động trên gương mặt bạn.

Cố gắng quan sát gương mặt bạn và các thành viên trong gia đình là điều quan trọng đối với bé, nhưng cũng sẽ hữu ích nếu bạn treo một đồ chơi di động trên nôi (hơi nghiêng về một bên), để hình ảnh của nó nằm ở khoảng cách xấp xỉ mặt bé nhưng không ngay phía trên bé.
Giữ thẳng đầu
Trước khi bé có thể tự điều khiển cơ thể mình, bé cần biết cách giữ thẳng đầu mà không cần nâng đỡ.
Lúc mới sinh, đầu của bé không vững vì nó quá nặng so với cơ thể nhưng sau vài tuần cơ cổ và những cơ ở phần trên cột sống dần phát triển và cho bé phép bé tự giữ vững được đầu.
Trước khi bé có thể giữ thẳng được đầu – điều này chỉ đạt được khi bé 4 tháng tuổi – bạn phải nhở luôn nâng đầu cho bé khi bế bé trên tay.

Ngôn ngữ

Ngay cả trong giai đoạn này, trẻ cũng đang tập điều chỉnh vần và điệu của ngôn ngữ. Hãy trò chuyện với con bạn càng nhiều càng tốt và cố gắng cường điệu giọng nói khi trò chuyện với bé. Việc trò chuyện ở giai đoạn này rất tốt cho sự phát triển của bé. Bạn hãy bắt đầu dạy bé làm quen với các câu đàm thoại. Không lâu sau đó, bé sẽ bắt đầu trả lời bạn bằng cách phát ra những âm thanh líu ríu hoặc mấp máy môi.

Sự phát triển về cảm xúc và kỹ năng xã hội

Ngay từ lúc mới sinh bé đã có cảm xúc. Từ những giây phút đầu đời, bé rất nhạy cảm với trạng thái và cảm xúc của những người xung quanh – ví dụ bé sẽ cảm thấy khó chịu nếu bạn buồn hay lo lắng và dường như bình thản và hài lòng khi bạn thư giản. Tính nhạy cảm này là một đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh.

Trong giai đoạn phát triển về sau, nó sẽ giúp bé điều chỉnh hành vi và đáp ứng thích hợp với mọi người xung quanh. Nói cách khác, ý thức của bé về trạng thái và cảm xúc của người khác là một trong những điều cơ bản để bé phát triển thành con người “xã hội”.

Bạn có thể thấy rằng, vào giai đoạn đầu rất khó tìm hiểu chính xác những điều bé đang cảm nhận và những nhu cầu của bé. Nhưng khi mối quan hệ giữa bạn và bé ngày càng phát triển, bạn sẽ dễ dàng đọc được những suy nghĩ của bé, cả hai sẽ cảm nhận được thời gian ở bên nhau thật bổ ích.

Hoạt động để phát triển kỹ năng

Vào tuổi này thứ đồ chơi duy nhất cần thiết đối với bé chính là người mẹ! Mẹ là điều lôi cuốn nhất đối với bé và điều này vẫn còn đúng trong một thời gian nữa. Khuôn mặt bạn là thứ quyến rũ nhất trên tất cả mọi thứ. Hãy để bé chiêm ngưỡng khuôn mặt bạn khi bạn biểu lộ các biểu hiện khác nhau, nói và hát với bé. Khuyến khích chồng bạn và các thành viên khác trong nhà cùng giao tiếp với bé bằng cách biểu lộ nét mặt và âm thanh.

Bắt chước mèo!

Thè lưỡi về phía bé mỗi 20 giây mỗi khi bé nhìn vào mắt bạn và chẳng bao lâu bạn sẽ thấy cái lưỡi bé xíu của bé thè về phía bạn. Hãy kiên nhẫn – phải mất một tới hai phút sau bé mới đáp ứng.


Tập theo dõi

Âm thanh và sự chuyển động lôi cuốn sự chú ý và giúp kích thích não bé phát triển. Để tăng cường khả năng nhìn của bé hãy để bé nhìn theo mặt bạn. Quay đầu chậm từ bên này sang bên kia khi bé đang nhìn bạn và để ý xem bé có nhìn theo bạn hay không.

Ánh sáng và bóng tối

Bé sẽ chú ý đến các đồ vật có tính tương phản sáng tối như khuôn mặt bạn, cửa chớp, bức tranh trắng đen. Điều này là do tính tương phản dễ được nhận ran gay cả với thị lực kém.

  • Vẽ một số bức tranh trắng đen và hình gương mặt bạn và dán chúng lên thành nôi.
  • Đặt bé nằm gần cửa sổ ở đó có ánh sáng và các bóng râm do các tán lá phía bên ngoài tạo ra.
  • Đặt xe đẩy của bé dưới một cây có cành thấp để bé thưởng thức sự thay đổi của ánh sáng và bóng râm.

Xúc giác

Để hai chân bé chòi đạp nước trong chậu tắm trong khi bạn dùng tay mình giữ chặt bé. Điều này kích thích xúc giác của bé mà không làm bé cảm thấy sợ sệt.

Khóc

Hiện thời, các nhu cầu về thể chất là ưu tiên so với việc khác và bé sẽ thông báo cho bạn biết về các nhu cầu này. Bé sẽ khóc để biểu lộ sự đói khát, mệt mỏi hoặc khi không thoải mái và đôi khi bé cũng khóc do buồn chán và cần được khuyến khích hoặc cảm thấy bị bỏ bê và cần mẹ dỗ dành.


Đáp ứng lại tiếng khóc của bé luôn là điều cần thiết mà bạn nên làm. Sự chăm sóc và tình yêu thương vô hạn bạn dành cho bé sẽ dạy bé cách đáp ứng tích cực với bạn và cũng giúp bé phát triển thành một đứa trẻ kiên định và tự tin.

Niềm hạnh phúc

Bạn có thể sẽ biết khi nào bé đang cảm thấy hạnh phúc hoặc hài lòng bởi vì lúc đó bé sẽ nằm một cách bình yên, nhìn chăm chú vào mắt bạn hoặc sự vật xung quanh. Những khoảng khắc này thời gian đầu có thể ngắn, bởi vì đa số thời gian của bé lúc này là dùng cho việc ăn hoặc ngủ, nhưng sự xuất hiện của chúng sẽ mang lại niềm vui cho cả hai mẹ con.

Thời gian thanh bình, mãn nguyện rất quan trọng cho bé vì nhiều lý do. Chúng cho bé cơ hội để bộ não phát triển thay thế các nhu cầu thể chất trong giây lát. Bé có thể thử thách tính tò mò, thực hành việc tập trung vào sự việc và quan trọng hơn cả là cho bé có thể tập trung hoàn toàn. Và bên cạnh bạn sẽ làm bé cảm thấy an toàn và hạnh phúc. Khoảng khắc mà bé thức tỉnh nhưng yên lặng là khoảng thời gian đặc biệt mà bạn và bé có thể hiểu nhau rõ nhất.

Bạn cũng sẽ rất hạnh phúc khi thấy bé hài lòng vì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đã đáp ứng được các nhu cầu của bé. Điều này làm tăng sự tự tin của bạn trong vai trò làm cha mẹ và tăng cường sự gắn bó giữa bạn và bé.

Hộp đồ chơi

Các vật chuyển động

Với trẻ sơ sinh, đồ chơi lý tưởng nhất là các vật chuyển động trên đó có vẽ hình khuôn mặt hoặc các hình hoa văn trắng đen rõ nét. Các hình đơn giản nhiều màu sắc cũng thu hút sự chú ý của bé và các vật di động đồng thời phát ra nhạc cũng hấp dẫn và giúp bé phát triển kỹ năng “nhìn theo”.

Treo các vật chuyển động ở một bên của nôi thì tốt hơn là treo nó ngay phía trên – trẻ sơ sinh hiếm khi nhìn thẳng về phía trước; bé chủ yếu nhìn một bên trong những tuần lễ đầu tiên. Đừng lo lắng nếu bé có vẻ không thích thú trong giai đoạn đầu, nhiều bé chỉ chú ý tới nó sau một khoảng thời gian.

Gương

Đặt một cái gương an toàn cho bé trong nôi (gương nhựa) để bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của bạn. Điều này giúp bé có khả năng tập trung và tăng cường tính đáp ứng với khuôn mặt con người.

Đĩa nhạc

Dù đó là nhạc hòa tấu hay các bản dân ca, bé cũng sẽ thu nhận được các giai điệu hoặc âm thanh du dương.

Kiểm tra trí nhớ bé bằng cách mở cùng một bản nhạc trong nhiều ngày. Sau đó ngưng 1 hoặc 2 ngày, rồi mở lại xem bé có nhận ra bài đó không. Bạn sẽ biết được nếu bé nhớ vì bé sẽ đá chân hoặc đột ngột trở nên thích thú hơn.

Bé học hỏi các kỹ năng ra sao?

Mỗi lần bạn bồng bế bé, chơi đùa, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe, ôm ấp, cười đùa hoặc dỗ dành bé là bạn đã cho bé những thông tin về con người và thế giới xung quanh. Trên hết, bạn đang nói cho bé biết rằng bé được yêu thương. Điều này tạo cho bé lòng tin để khám phá môi trường xung quanh, để phát triển các kỹ năng mới - chủ yếu thông qua việc nhìn và bắt chướt theo bạn.


Bé học hỏi các kỹ năng ra sao?

Sau nhiều tuần nhiều tháng, có thể bạn sẽ rất kinh ngạc trước một loạt những kỹ năng mới mà bé đã đạt được. Bé biết tự kiểm soát cơ thể và biết rằng có thể điều khiển môi trường xung quanh (chẳng hạn như nhặt đồ chơi lên, đá vào chiếc xe để làm cho nó chuyển động). Bé sẽ đáp ứng lại bạn một cách thích thú, biểu lộ nhu cầu và mong ước và biết cách làm cho bạn cười. Bé biết sử dụng âm thanh, nhịp điệu, giọng điệu ngôn ngữ một cách phù hợp và thích tự rèn luyện điều này. Bé bị lôi cuốn bởi môi trường xung quanh và chủ động tham gia vào những việc diễn ra quanh bé. Trên hết, bé sẽ trở nên tinh thông việc diễn đạt niềm vui trong cuộc sống - cười, ríu rít, thủ thỉ  - và biết cách làm cho bạn cùng cảm nhận niềm vui đó.

Cách giúp bé học hỏi

Trở thành "người thầy" của bé không có nghĩa bạn kích thích bé liên tục và đặt xung quanh bé những đồ chơi mới nhất. Chơi với bé trong những tháng đầu tiên này nghĩa là quan tâm tới bé khi cần thiết. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy rằng các bậc cha mẹ có khuynh hướng làm điều này một cách tự nhiên, nhưng dưới đây là các chỉ dẫn để giúp bé để đạt được sự phát triển ý thức một cách tốt nhất:

Kích thích các giác quan của bé. Trước khi bé có thể di chuyển được một cách độc lập, bé khám phá thế giới bằng 5 giác quan: thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khứu giác.

Nhìn bé. Bé cần các giao tiếp qua ánh mắt để biết cách giao tiếp hiệu quả và cảm thấy an tâm.

Lôi cuốn bé. Chỉ các đồ vật, mô tả chúng và nói với bé nhiều lần. Bằng cách này bạn đang giúp bé thu nhận ngôn ngữ và kích thích trí tò mò.

Lặp lại. Bé học ngôn ngữ bằng cách lặp lại những điều bạn làm do đó hãy giúp bé phát triển ngôn ngữ bằng cách lặp đi lặp lại các từ nhiều lần để kích thích trực giác của bé.

Để bé tự giác. Đừng buộc bé chơi nếu bé không muốn, phải biết cách hiểu các cử chỉ của bé.

Diễn tả sự việc. Mô tả và biểu lộ bất cứ điều gì bạn đang nói hoặc đang làm. Bé sẽ đáp ứng với những biểu hiện được cường điệu hóa.

Làm cho bé vui. Khi có thể bạn nên chơi những trò chơi mới, những bài hát mới, cho bé những kinh nghiệm mới để bé không thấy chán.

Đáp ứng lại bé. Nếu bé khóc, hãy vỗ về bé, nếu bé cười, hãy cười lại với bé. Phải nhận biết được cảm xúc của bé.

Hãy luôn khen ngợi bé. Giống như người lớn, bé thích được bạn động viên và khen tặng.

0 - 6 tháng: Những cột mốc quan trọng của bé

Bé học hỏi các kỹ năng ra sao?

Dưới đây là những hướng dẫn sơ lược về các kỹ năng và thời điểm phát triển. Nên nhớ rằng luôn có sự dao động lớn về tiêu chuẩn bình thường đối với mỗi tháng (giữa các trẻ có sự phát triển không giống nhau).

Tháng thứ nhất

  • Nhận ra giọng nói và mùi của mẹ.
  • Có thể hơi ngóc đầu dậy khi đặp nằm sấp.
  • Đưa lưỡi ra để đáp ứng lại bạn

Tháng thứ 2

  • Quay đầu sang bên được
  • Biết cười lần đầu tiên
  • Phát ra những âm thanh đầu tiên để đáp ứng lại bạn
  • Mất đi những phản xạ lúc mới sinh.
  • Cử động nhịp nhàng hơn.
  • Biểu lộ sự vui thích khi biết bạn đang ở gần
  • Có thể nhìn những vật ở xa hơn
  • Há và ngậm miệng để bắt chước bạn khi bạn nói chuyện với bé

Tháng thứ 3

  • Trở nên thích thú quan tâm tới những người xung quanh
  • Bắt đầu chú ý đến bàn tay của mình
  • Có thể xòe, nắm bàn tay và chơi đùa với những ngón tay
  • Có thể giữ đầu vững trong vài giây
  • Có thể chống tay dậy trong giây lát khi đang nằm sấp
  • Biết cầm đồ chơi trong tay
  • Biết lấy cánh tay đánh vào đồ chơi
  • Đưa tay ra và nắm lấy đồ vật
  • Quen với các nguyên âm
  • Có thể nói bi bô

Tháng thứ 4

  • Giữ đầu thẳng được trong một thời gian
  • Dùng bàn tay để khám phá khuôn mặt mình và các đồ vật ưa thích
  • Có thể phát ra những âm thanh rõ ràng
  • Có thể nhờ một số điều chẳng hạn như biết các lục lạc phát ra tiếng động.

Tháng thứ 5

  • Nắm lấy các ngón chân và đưa lên miệng
  • Có thể chịu lực trên hai chân khi được giữ đứng thẳng
  • Bắt đầu biết lật
  • Quay đầu đi khi không muốn ăn nữa
  • Với lấy đồ chơi khi muốn
  • Biết tập trung chú ý trong một thời gian ngắn.
  • Đưa mọi thứ vào miệng
  • Giơ hai tay lên để được bế
  • Muốn tham gia vào mọi việc
  • Trở nên thích thú khi thấy đồ ăn

Tháng thứ 6

  • Giữ đầu thẳng được
  • Biết cầm đồ vật
  • Thích được ngồi khi được nâng đỡ
  • Bắt đầu cười khúc khích
  • Biết chu và bĩu môi
  • Thay đổi giọng điệu để diễn đạt
  • Biết giao tiếp bằng cách tạo ra âm thanh và đập đồ vật để gây sự chú ý của bạn.

Các phương pháp giúp bé phát triển khỏe mạnh và lịch chủng ngừa

Sức khỏe của bé liên quan tinh tế với tình trạng tâm lý và sự phát triển toàn thân. Bằng cách nuôi dưỡng và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của bé, bạn hoàn toàn có thể giúp bé phát triển thành một đứa trẻ khỏe mạnh và hạnh phúc. Âu yếm và vuốt ve bé thường xuyên sẽ giúp ích cho mọi tiến trình từ sự tái tạo tế bào cho đến việc tiêu hóa. Việc đảm bảo không để bé buồn bã hoặc khó chịu cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Các phương pháp giúp bé phát triển khỏe mạnh và lịch chủng ngừa


Nâng cao sức khỏe của bé

Để bé luôn được mạnh khỏe bạn cần thực hiện những điều sau đây:

  • Cho bé bú sữa mẹ: điều này giúp bé khởi đầu cuộc sống một cách tốt nhất bởi vi sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp bảo vệ bé khỏi bệnh trong những tháng đầu tiên và kích thích hệ miễn dịch phát triển.
  • Không hút thuốc lá khi ở gần bé. Nếu bạn luôn giữ bé tránh xa bầu không khí ô nhiễm, bạn sẽ làm giảm nguy cơ bé bị mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc dị ứng, chẳng hạn như suyễn.
  • Tránh cho bé ăn thức ăn đặc quá sớm. Trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của bé chưa đủ trưởng thành để tiêu hóa các thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa pha chế theo công thức. Nếu cho bé ăn thức ăn đặc quá sớm thận của bé sẽ bị tổn thương và tăng nguy cơ mắc các bệnh di ứng.
  • Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ đều đặn, không bỏ lỡ buổi nào trong lịch khám.
  • Thảo luận với bác sĩ hoặc nhân viên y tế về lịch chủng ngừa một cách cụ thể.

Chủng ngừa
Khi bé được khoảng 8 tuần tuổi, người ta có thể yêu cầu đưa bé đi chủng ngừa lần đầu tiên. Khi chủng ngừa, bé được cho một loại vacxin chứa một loại virus gây bệnh nhưng đã được làm cho vô hại. Điều này giúp bé tạo ra kháng thể, có thể có thể bảo vệ bé khỏi bệnh trong tương lai. Bé có thể sốt nhẹ sau đó và bị một nốt cứng nhỏ tại vị trí tiêm. Điều này sẽ tự hết trong vài ngày và bạn không cần phải lo lắng
Vắcxin
Chống lại bệnh
Thời gian chủng ngừa
Phương pháp
DTP (Vawscxin bộ ba)
Bạch hầu, uốn ván, ho gà
Hai, bốn và sáu tháng
Tiêm
PV
Bại liệt
Hai, bốn và sáu tháng
Tiêm hoặc uống giọt
Hib (Heamophilus influenza tuysp B)
Hib viêm màng não, viêm nắp thanh quản, nhiễm trùng huyết, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm xương tủy, viêm phổi…
Hai, bốn, sáu tháng và một mũi cho trẻ trên một tuổi
Tiêm
Hep B
Viêm gan siêu vi B (nếu mẹ âm tính)
Hai, ba và sáu tháng
Tiêm
Pneumococcal (PVC)
Bệnh phế cầu
Hai, bốn và sáu tháng
Tiêm

Kiểm tra sức khỏe và các biểu đồ theo dõi

Đến bác sĩ hoặc các cơ sở y tế địa phương để kiểm tra thường xuyên quá trình phát triển của con bạn sẽ giúp bạn an tâm rằng bé vẫn khỏe mạnh và tạo điều kiện cho bạn bày tỏ những vấn đề phát sinh hằng ngày cũng như những lo lắng về sự phát triển của bé.


Kiểm tra sự phát triển

Người ta sẽ thực hiện một số cuộc kiểm tra định kỳ để đánh giá sự phát triển của bé vào những thời điểm khác nhau trong năm đầu tiên sau khi bé sinh ra đời.

Kết quả kiểm tra này cùng với những ghi chép về chủng ngừa sẽ được ghi lại trong sổ sức khỏe của bé. Thời điểm kiểm tra thay đổi, theo những hướng dẫn chung bạn có thể thực hiện lúc bé khoảng 6 tới 8 tháng tuổi, 4 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng.

Kiểm tra sự phát triển trong 6 tuần đầu

Đợt thăm khám sức khỏe trong 6 tuần đầu tiên chủ yếu là kiểm tra về sức khỏe thể chất, vấn đề bú mớm và tình hình phát triển chung của bé.

Sự kiểm tra này không theo một quy định cụ thể và không giống nhau ở mọi nơi. Thông thường bé sẽ được cân, đo vòng đầu, chiều dài. Bạn được yêu cầu cởi đồ bé ra để cân đo, khớp háng cũng cần được kiểm tra vì trật khớp háng đôi khi không được phát hiện lúc mới sinh. Sau đó bác sĩ sẽ nghe tim, phổi và khám mắt bằng đèn soi. Bé cũng được khám tai và miệng để phát hiện nhiễm trùng.

Nhiều phản xạ lúc mới sinh chẳng hạn như phản xạ cầm nắm có thể biến mất trong thời điểm này, nên bác sĩ sẽ khám lại các phản xạ này. Bác sĩ cũng sẽ khám khả năng điều khiển đầu của bé vì đây là một dấu hiệu quan trọng cho sự phát triển. Sự phát triển vận động bắt đầu từ đầu trở xuống thân minh, tay, chân (vì vậy không giống như người ta nghĩ, khả năng giữ vững được đầu chính là bước đầu tiên của quá trình học vận động).

Những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi bạn

Khi thực hiện thăm khám bé, các bác sĩ và nhân viên y tế có thể sẽ không khám bé một cách chính thức mà thay vào đó sẽ hỏi bạn những câu hỏi sau về bé:

  • Bé bú như thế nào?
  • Bạn có chú ý về khả năng nghe của bé hay không?
  • Bé có nhìn vào mặt bạn hay có dõi mắt dõi theo những đồ vật di động hay không?
  • Bé có hay cười với bạn không?
  • Bé có bị giật mình bởi những tiếng động lớn hay không?

Bạn cũng có thể được hỏi về những vấn đề rắc rối mà bạn đang gặp phải bởi vì điều quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của bé nằm trong mối quan hệ giữa bé với bạn và gia đình. Bác sĩ cũng sẽ ghi lại lịch chủng ngừa cho bé thường là vào khoảng 6 tuần tuổi, 2 tháng, 4 tháng và 6 tháng.

Biểu đồ cân nặng và chiều cao



Ghi nhận cân nặng và chiều cao cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về sự tăng trưởng chung của bé.

Trẻ em có sự tăng trọng rất khác nhau nhưng nhìn chung các bé tăng khoảng 100 - 175 gr mỗi tuần trong vài tuần lễ đầu (mặc dù tuần đầu sau sinh bé có thể bị giảm cân). Sau thời điểm này, bé tăng khoảng 450 - 900 gr cho đến 6 tháng tuổi. Bé thường tăng cân nhiều nhất trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi.

Nếu bạn cân bé mỗi tuần, bạn có thể sẽ nhận thấy rằng một số tuần bé tăng cân và một số tuần khác thì không. Điều này là hoàn toàn bình thường. Điều quan trọng là bé tăng cân trong nhiều tuần, được ghi nhận dựa trên biểu đồ tăng trưởng.

Biểu đồ tăng trưởng 
Các biểu đồ tăng trưởng có một đường trung vị (đường bách phân vị thứ 50 đánh dấu giá trị trung bình của phạm vi). Ví dụ, nếu 100 bé được cân ở cùng độ tuổi, 50 bé sẽ có cân nặng nằm trên đường này, 50 bé sẽ nằm dưới.
  • Hầu hết các bé sẽ nằm trong vùng được tô đậm trong biểu đồ, mặc dù có khoảng 4% bé ra khỏi vùng này. Có biểu đồ riêng cho bé trai và bé gái bởi vì bé trai thường nặng cân hơn, cao hơn và sự phát triển của chúng cũng hơi khác so với bé gái.
  • Dù lúc mới sinh bé cân nặng bao nhiêu, bé cũng sẽ có sự phát triển đều đặn, tạo thành một đường thẳng theo đường hướng lên. Nếu đường này đột ngột rơi ra khỏi phạm vi nó có thể cảnh báo bé đang có vấn đề chẳng hạn như đang bị bệnh hoặc kén ăn.

Hội chứng trẻ sơ sinh bị đột tử trong nôi - SIDS

Hội chứng trẻ sơ sinh bị đột tử trong nôi - SIDS:

Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo lắng về khả năng trẻ bị đột tử trong nôi (hay còn gọi là Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: SIDS). Mặc dù khả năng xảy ra điều này là rất thấp, bạn cũng nên lưu ý những điểm sau đê giảm bớt nguy cơ cho bé.

Hội chứng trẻ sơ sinh bị đột tử trong nôi - SIDS
  • Đặt bé nằm ngửa ở cuối nôi khi ngủ.
  • Không quấn chăn và các tấm đắp quá chặt.
  • Không sử dụng loại nôi được che quá kín.
  • Không bao giờ được sử dụng loại chăn điện cho bé.
  • Không dùng gối.
  • Dùng nệm cứng và phải chắc chắn nệm vừa khít, không có khoảng hở ở thành nôi.
  • Không bao giờ được hút thuốc trong phòng bé và giữ bé cách xa những nơi có khói thuốc.
  • Phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng bé không quá nóng và tránh mặc quần áo cho bé quá chật. Nhiệt độ phòng nên vừa phải vì nóng quá có thể đe dọa sinh mạng bé bởi vì cơ thể bé chưa đủ khả năng để tự điều hòa thân nhiệt. Điều này được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra chứng đột tử vong nôi.
Những lưu tâm khi ngủ cùng bé.

Nếu bạn ngủ chung giường với bé, có vài điều bạn cần ghi nhớ để chắc rằng bé được an toàn và thoải mái.

Đầu tiên bạn phải bảo đảm rằng có đủ khoảng trống trên giường dành cho bé. Nếu giường quá chật, bé có thể bị nóng quá hoặc bạn có thể chèn ép hoặc lăn đè vào bé. Không bao giờ được cho bé nằm gối hoặc bọc bé quá chặt bằng khăn.

Điều quan trọng là bạn và chồng bạn phải luôn thức tỉnh và chú ý đến những nhu cầu của bé. Vì thế nên tránh nằm chung với bé nếu bạn quá mệt mỏi, uống thuốc ngủ hoặc mới uống rượu.

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP