Home » » Cách tạo mối gắn kết với bé sau khi sinh

Cách tạo mối gắn kết với bé sau khi sinh

Gắn kết là một quá trình vô cùng đặc biệt, bạn và bé sẽ cùng nhau trải qua những kinh nghiệm tuyệt vời nhờ đó hình thành tình yêu thương gia đình. 

Mối quan hệ này có thể được hình thành ngay sau khi bạn nhìn thấy bé hoặc có thể cần đến vài tháng. Mỗi khi bạn và bé giao tiếp với nhau mối quan hệ này lại càng mạnh thêm. Gắn kết không đơn thuần chỉ là sự vun đắp về mặt tình cảm, quá trình phát triển lâu dài của bé cũng rất cần đến nó, giống như cần đến thực phẩm và hơi ấm vậy.


Cách tạo mối gắn kết

Nếu cuộc chuyển dạ diễn ra suôn sẻ và bạn được bồng bé ngay sau khi sinh, bé có thể sẽ đáp ứng lại tình cảm của bạn ngay lập tức bằng cách ngậm lấy bầu vú bạn, tỏ vẻ thích thú khi được bạn vuốt ve và bạn sẽ cảm thấy tràn đầy hạnh phúc. Bé sẽ cảm nhận được sự gần gũi và hơi ấm của mẹ, lắng nghe giọng bạn nói, nhìn vào mắt bạn và có thể tận hưởng hương vị sữa mẹ lần đầu tiên. Nhờ vào tất cả những điều này, bé sẽ cảm thấy an tâm và thoải mái.

Gần gũi

Một trong những cách hiệu quả nhất giúp bạn tạo sự gắn kết với bé là thông qua việc tiếp xúc trực tiếp da kề da với bé. Điều này mang đến cho bạn và bé cảm giác ấm áp, an toàn và khỏe mạnh. Sự gần gũi này cũng rất cần thiết cho sự phát triển cả về mặt tinh thần và thể chất của bé. Các cuộc nghiên cứu đã cho thấy quá trình tiếp xúc trực tiếp, trong đó có kiểu "chăm sóc kangaroo", giúp các trẻ sinh non trưởng thành mạnh khỏe hơn.

Hãy dành những khoảng thời gian yên tĩnh để bạn có thể ôm bé vào lòng, tận hưởng cảm giác gần gũi. Tắm bé nhẹ nhàng bằng nước ấm giữ bé chắc chắn và dùng dầu em bé để nhẹ nhàng xoa bóp bé.

Trò chuyện



Bé rất thích thú khi được nghe bạn trò chuyện. Ngay cả một em bé mới sinh cũng sẽ đáp ứng lại khi nghe giọng nói của bạn, quay đầu về phía bạn và biểu lộ niềm vui thích bằng cách ngọ ngoạy hoặc nhúc nhích hai chân. Bạn nói gì cũng được, với bé không quan trọng, bé thích được bạn chú ý và phản ứng của bé sẽ khiến bạn cũng cảm thấy vui sướng.

Khi trò chuyện bạn nên nhìn vào mắt bé. Ánh mắt là phương tiện giao tiếp rất hiệu quả, nó giúp bạn và bé hiểu nhau hơn cũng như tốt cho quá trình hình thành các kỹ năng xã hội.

Để tạo mối gắn kết cần phải có thời gian.

Gắn kết là một quá trình, trước khi bạn tạo nên mối quan hệ yêu thương với bé có thể cần đến vài tuần hoặc thậm chí là vài tháng, nhất là khi bạn có một cuộc chuyển dạ khó khăn hoặc con bạn cần được chăm sóc đặc biệt. Điều quan trọng là bạn không nên quá bận tâm về những cảm xúc mà bạn nghĩ rằng có hoặc không nên có, bạn cứ để nó phát triển tự nhiên và nhớ rằng dù cho mối gắn kết có xảy ra tức thì hay dân dần thì cuối cùng nó cũng sẽ đến trong quá trình bạn chăm sóc bé.

Nhận giúp đỡ đúng lúc



Có đến 50 phần trăm những người mới làm mẹ, thời gian đầu đã gặp khó khăn khi tạo mối gắn kết với đứa con nhỏ bé của mình. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy nhờ một người nào đó giúp bạn giảm bớt căng thẳng - có thể là chồng, mẹ hoặc người bạn thân - người luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi cần và cũng sẽ phụ giúp bạn được trong việc chăm sóc bé.

Người cha tạo sự gắn kết ra sao?
Nhiều người lần đầu tiên được làm cha có cảm xúc dành cho con rất mạnh mẽ, thậm chí là đam mê, trong khi đó một số người khác có thể phải cần thêm một chút thời gian. Ngày càng có nhiều người cha đảm nhận vai trò làm cha năng động và háo hức tạo sự gắn kết với trẻ không thua kém gì người mẹ. Bạn nên khuyến khích chồng mình thật nhiều trong vai trò mới, thời gian anh ấy dành cho con càng nhiều thì mối gắn kết càng thêm mạnh mẽ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh tốn rất nhiều sức lực, do đó bạn nên cố gắng giảm bớt các công việc không cần thiết, đón nhận sự giúp đỡ của bạn bè cũng như gia đình. Ban ngày nên tranh thủ ngủ khi bé ngủ, cẩn thận với các cơn chán nản hậu sản. Thường khoảng ba đến bốn ngày sau khi sinh nhiều bà mẹ đã gặp phải những cảm giác chán nản trong thời gian ngắn. Cảm giác này là do sự thay đổi hooc môn gây ra và thường chỉ kéo dài trong vài ngày.

Chứng trầm cảm sau sinh

Trong một số trường hợp, những người mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh gặp khó khăn khi tạo mối gắn kết với bé. Các dấu hiệu của tình trạng này gồm mỏi mệt, bứt rứt, chán nản, cảm thấy bị quá tải và không thể chịu đựng được trong khoảng thời gian dài. Khi bạn nghĩ rằng mình đang gặp phải tình trạng này, hãy gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế cũng như nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ. Điều này rất quan trọng cho sự hồi phục của bạn. Dành càng nhiều thời gian cho bé càng tốt. Âu yếm sẽ kích thích phát triển các hoocmon "làm mẹ", nó có tác dụng giúp thư giản tốt.


Tạp chí mẹ yêu bé tổng hợp tin tức về sức khỏe và làm đẹp cho mẹ và bé. Gửi tâm sự và chia sẻ của bạn đến vinguyen2302@gmail.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của bạn và đăng tải lên website trong thời gian sớm nhất.

0 comments:

Post a Comment

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP