Home » » Chăm sóc con từ 5 đến 6 tháng tuổi

Chăm sóc con từ 5 đến 6 tháng tuổi

Sáu tháng là một bước ngoặc trong sự phát triển đối với bé vì bé đã ghi nhận được những khái niệm mới và đạt được nhiều kỷ năng về thể chất. Vào thời điểm này, bé có thể biết biểu hiện tình yêu thương đối với bạn và mong ước được ở gần bên bạn - bé muốn sờ mặt bạn, nắm tóc bạn hoặc kéo tay bạn để được bạn bồng ẵm lên chẳng hạn.


Chăm sóc con từ 5 đến 6 tháng tuổi
Chăm sóc con từ 5 đến 6 tháng tuổi

Sự phát triển thể chất

Bé tăng trưởng nhảy vọt và mỗi tuần đều có sự phát triển thể chất mới làm tăng thêm khả năng hoạt động.

Cơ tăng sức mạnh

Trong tháng này hoặc tháng kế tiếp, bé có thể tự ngồi vững được một mình trong một thời gian tuy nhiên bé vẫn cần sự giúp đỡ để ngồi lên. Khi nằm khả năng kiểm soát tay chân hoàn thiện sẽ giúp bé lăn từ trước ra sau một cách dễ dàng.

Khả năng tập trung

Thị giác và sự phối hợp tay mắt của bé đã cải thiện đáng kể và gần như ngang bằng với bạn. Giờ đây bé có thể dễ dàng với lấy một vật và đưa nó vào miệng. Bé vẫn còn thích nhìn vào các khuôn mặt và có thể dễ dàng nhận biết được sự biểu lộ các sắc thái tình cảm của nét mặt, Bé có thể phân biệt được biểu hiện buồn và vui trên gương mặt bạn.

Bàn tay hạnh phúc

Bàn tay bé vẫn là thứ quan trọng nhất để khám phá. Những công việc mà chỉ trước đây vài tuần còn ngoài tầm tay của bé, giờ đây bé có thể thực hiện được dễ dàng chẳng hạn như xoay cổ tay để nhìn kỹ một thứ đồ chơi. Bé có thể nhặt những đồ vật nhỏ bằng cách dùng bàn tay hất lên.

Bé sẽ bắt đầu đưa một vật từ tay này sang tay kia khi bé muốn. Nếu tình cờ đánh rơi đồ vật bé sẽ cố gắng nhặt lại nó nếu nó nằm trong tầm với của mình.

Học hỏi các kỹ năng

Bé rất háo hức với các vật mà bé có thể đặt tay lên, cảm nhận đồ chơi có các cấu trúc khác nhau (và nếm thử) và cố gắng tìm hiểu tại sao cầm một đồ chơi lớn thì khó hơn cầm một đồ chơi nhỏ. Bé sẽ phát triển khả năng tư duy giữ nguyên nhân và kết quả, ghi nhận khi bé lắc một đồ chơi nào đó sẽ tạo ra tiếng động trong khi cái khác thì không hoặc gạt vào khối tháp gạch để nhìn chúng đổ xuống nền nhà.

Khả năng nhận biết

Khả năng nhân biết những điều xảy ra quanh bé trở nên tốt hơn và có nghĩa là giờ đây bé có thể tập trung nhìn vào các vật lâu hơn, dù đó là một đồ chơi đang trong tay bé hoặc là gương mặt bạn.

Bé sẽ chăm chú tập trung vào một vật trong khoảng thời gian lâu hơn, chủ yếu chỉ sử dụng một giác quan - nghe nhạc, nhìn bạn, khám phá một bức tranh trong quyển sách hoặc chơi trò xếp gạch - trước khi chán và chuyển sang một hoạt động mới.

Đàm thoại

Bé sẽ háo hức giao tiếp với bạn và cố gắng dùng miệng để tạo ra các âm thanh khác nhau.

Bé sẽ tập trung sử dụng lưỡi, thè lưỡi ra và búng lưỡi hoặc bậm môi để tạo ra các âm thanh khác nhau. Hãy chăm chú lắng nghe bé và bạn có thể nhận ra rằng bé cũng tinh thông trong việc thay đổi giọng điệu để mong rằng bạn sẽ trở lại và nhìn bé bởi vì bé nhận thấy rằng người ta đã sử dụng các âm thanh khác nhau để giao tiếp.

Bé bắt đầu hiểu đôi chút những điều bạn nói. Bé sẽ quay đầu về phía bạn khi nghe gọi tên và hiểu những từ được lặp lại thường xuyên chẳng hạn như "ăn" hay "ngủ".

Sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Cho đến thời điểm này có lẽ bạn đã hiểu được về nhân cách và tính cách riêng của bé.

Kỹ năng xã hội

Mặc dù bé vẫn còn vui vẻ khi tiếp xúc với người lạ nhưng bé có thể phân biệt được giữa người quen và người lạ và biểu hiện sự thích thú đặc biệt với các khuôn mặt trong gia đình - mà trên hết là bạn!

Bé sẽ rất thích thú với các tình huống xã hội chẳng hạn như nhìn những đứa bé khác chơi đùa, ngồi trên ghế cao cùng ăn với gia đình, được đưa đi chơi công viên. Những sự kiện này cũng giúp bé giao tiếp với người khác và cảm thấy dễ chịu trước những tình huống mới xảy ra.

Hãy để bé phát triển tự nhiên như mọi điều xảy ra hàng ngày. Khuyến khích bé khi bé cố gắng làm những điều mới và thừa nhận bé khi bé có những đóng góp - dù đó là những tiếng bi bô hoặc dùng tay nhặt một thứ đồ chơi đưa cho bạn. Khuyến khích mọi người trong nhà cùng giúp đỡ bé. Anh chị em ruột, bạn bè, chồng bạn - tất cả là nguồn hấp dẫn vô tận với bé, bé càng được mọi người quan tâm thì càng tốt.

Phát triển về cảm xúc

Bởi vì giờ đây bé đã trưởng thành hơn về mặt cảm xúc nên bé có thể biểu hiện những sắc thái tình cảm khác nhau trước những tình huống khác nhau. Bé có thể cho bạn biết bé rất phấn khích bằng cách nhún nhảy, rằng bé đã nhìn thấy một điều gì đó làm bé vui bằng cách bi bô vui sướng hoặc yên lặng và nhìn đầy cảnh giác khi bé cảm thấy không an tâm trước một tình huống nào đó hoặc khóc khi không được thỏa mãn nhu cầu.

Sự thay đổi tính cách

Mặc dù gien đóng vai trò quyết định tính cách của bé nhưng bé cũng đã phát triển nhiều đặc điểm riêng, dù bạn thích hay là không thích. Tuy nhiên có nhiều đặc điểm bạn thấy ở thời điểm hiện tại nhưng không có nghĩa nó sẽ tồn tại trong suốt cuộc đời bé. Ví dụ, bé không kiên nhẫn khi bạn tập cho bé ăn đặc, hay chống đối nếu không được vận động một cách tự do hoặc được lấy những vật mà mình muốn, nhưng điều đó không có nghĩa là bé sẽ trở thành một đứa bé không kiên nhẫn hoặc khó bảo về sau.

Nên nhớ rằng bé còn một hành trình dài trước khi bé có thể hiểu, giải thích hoặc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp hiệu quả những gì bé đang nghĩ hay muốn.

Những hoạt động để phát triển kỹ năng

Giờ đây bé có thể ngồi một mình mà rất ít khi cần nâng đỡ, bé rất hăng hái xem xét và khám phá mọi thứ xung quanh. Bé vẫn còn thích chơi những trò chơi như hát theo động tác, bập bênh, vỗ tay và giờ đây bạn có thể chơi mạnh tay hơn với bé vì bé đã khỏe hơn. Bé cũng thích được làm nhột - bạn thử hôn vào rốn bé, bé sẽ thấy rất thích thú!

Giấu đi đồ chơi

Để giúp bé hiểu được khái niệm một vật nào đó đã từng tồn tại rồi đột nhiên không nhìn thấy nữa, hãy giấu con gấu nhồi bông của bé trong một cái chăn. Kéo chăn ra và nhìn khuôn mặt ngạc nhiên thích thú của bé khi bé nhìn thấy vật bé đã tưởng biến mất đột nhiên xuất hiện trở lại.

Cái nôi làm bé mãn nguyện

Bé sẽ rất vui thích những món đồ chơi gắn trên thanh nối để bé chơi khi thức dậy hoặc trước khi ngủ. Những đồ chơi này có tác dụng làm bé vui trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng không thể thay thế sự giao tiếp với bạn, chồng bạn và các anh chị em ruột của bé.

Nên cho bé một món đồ chơi mềm yêu thích hoặc một tấm chăn tạo cho bé cảm giác an tâm.

Tháp gạch bằng nhựa



Bé sẽ rất vui thích khi nhấn nút trên những đồ chơi đơn giản làm cho một khuôn mặt xuất hiện bất ngờ hoặc tạo ra âm thanh, hoặc đánh đổ một tháp gạch bằng nhựa, hoặc đánh vào một con búp bê dễ thương có thể tự đứng thẳng lại sau khi bị xô ngã.

Những trò này không những giúp bé hoàn thiện sự phối hợp tay mắt mà còn giúp bé học về nguyên nhân kết quả.

Hộp đồ chơi

Tấm thảm dành cho bé khám phá

Tấm thảm để bé chơi giờ đây trở nên hữu ích hơn rất nhiều. Mặc dù bé chưa bò được, bé có thể tự di chuyển xung quanh bằng cách lăn hoặc sử dụng cánh tay. Một tấm thảm có nhiều màu sắc rực rỡ có nhiều đồ chơi trên đó sẽ làm cho bé thích thú khi khám phá những vùng khác nhau trên tấm thảm.

Các đồ chơi để ôm ấp



Bé giờ đây sẽ thích những đồ chơi mềm và có gương mặt. Khuyến khích bé học cách đối xử tốt với chúng - đóng vai bằng cách ôm ấp một con gấu nhồi bông hoặc con rối và nói "Aha" để dạy bé về khả năng giao tiếp xã hội, tính dịu dàng và sự tử tế.

Chẳng bao lâu sau bé sẽ biết cách chăm sóc đồ chơi của mình.

Tạp chí mẹ yêu bé tổng hợp tin tức về sức khỏe và làm đẹp cho mẹ và bé. Gửi tâm sự và chia sẻ của bạn đến vinguyen2302@gmail.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của bạn và đăng tải lên website trong thời gian sớm nhất.

0 comments:

Post a Comment

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP