Home » » Kỹ năng giao tiếp của bé mới sinh

Kỹ năng giao tiếp của bé mới sinh

Bản thân trẻ khi sinh ra đã có khuynh hướng muốn giao tiếp và nhanh chóng phát triển nhiều cách "nói chuyện khác nhau". 


Bé có nhiều kiểu khóc, mỗi kiểu biểu thị một nhu cầu khác nhau. Cho đến hai tháng tuổi, bé sẽ cười và phát ra những âm thanh bi bô để diễn tả niềm vui và trò chuyện với bạn. Bé bắt đầu thiết lập nền tảng giao tiếp của bé bằng ngôn ngữ.

Khóc


Cách giao tiếp hiệu quả nhất của bé với bạn trong những tháng đầu là khóc. Bé sẽ khóc rất nhiều bởi vì đó là cách duy nhất để bé thông báo cho bạn biết bé muốn gì và cảm thấy thế nào; có nghĩa đó là cách nói chuyện đầu tiên của bé. Ngay cả tiếng khóc đầu tiên sau sinh cũng đóng vai trò giao tiếp quan trọng: nó báo hiệu cho bác siex hoặc nữ hộ sinh biết rằng phổi của bé đã chứa đầy khí và bé đã có thể thở được.

Thời gian đầu, có thể bạn sẽ nghĩ mỗi lần bé khóc, tiếng khóc đều như nhau nhưng dần dân rồi bạn sẽ nhận ra những tiếng khóc có sự khác nhau và chúng cũng truyền tải những nhu cầu khác nhau của bé. Mặc dù mỗi đứa trẻ có tiếng khóc riêng biệt, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng khóc do đói thường có các âm điệu giống nhau và thường kèm theo những tiếng nấc. Ngược lại khóc do khó chịu thường có khuynh hướng ít đều đặn hoặc ít nhịp nhàng, và có thể có những khoảng nghĩ dài hơn xen kẻ vì bé đợi sự đáp ứng của bạn. Khóc vì đau có cường độ mạnh hơn nhiều và thường sẽ làm bạn chạy ngay lại với bé.

Khi bạn bắt đầu hiểu tiếng khóc của bé với những âm thanh, nhịp điệu khác nhau, bạn có thể nhận biết được nhu cầu của bé một cách nhanh chóng và hiểu quả để cho ăn khi bé đói và xoa dịu khi bé cảm thấy khó chịu. Dần dần theo thời gian bé sẽ giảm dần nhu cầu khóc để giao tiếp.

Ngôn ngữ cơ thể 
Khi trẻ thức, bé sẽ luôn truyền những cảm xúc của mình đến người chăm sóc bằng nhiều cách tinh tế. Giao tiếp bằng mắt là thí dụ điển hình nhất của điều này: trẻ muốn bạn nhìn vào mắt bé và nhìn bạn chăm chú khi bạn và bé cùng trò chuyện.
Vặn mình và đá chân là những biểu hiện mạnh mẽ khác có ý nghĩa giao tiếp: bé có thể đá chân và vặn mình nếu cảm thấy khó chịu và cần sự quan tâm chú ý, trong khi vào lúc khác những cái vặn mình và co tay chân này có thể là biểu hiện của niềm vui, sự thích thú khi nghe giọng nói của bạn hoặc nhìn thấy gương mặt bạn.
Khoảng 6 tháng tuổi bé sẽ quay mặt đi chỗ khác khi không thích hay không quan tâm một điều gì đó, hướng nhìn chăm chú về cái bé muốn và cười là một cách biểu hiện niềm vui hay chờ một sự công nhận.

Những điều bạn có thể làm

Những đứa trẻ ít khóc thường được cho là ngoan ngoãn nhưng một đứa trẻ hay khóc thì cũng không hẳn là hư - bé chỉ khóc để báo cho bạn biết là bé cảm thấy khóc chịu với điều gì đó. Cách tốt nhất mà bạn có thể làm là đáp ứng lại ngay nhu cầu của bé. Các nghiên cứu cho thấy rằng, nhìn chung những bé khi khóc được đáp ứng ngay sẽ có khuynh hướng an tâm hơn và gắn bó với cha mẹ hơn những bé khi khóc bị bỏ một mình. Bé sẽ học được các cách thức khác để giao tiếp mà không cần khóc sớm hơn các bé kia. Bằng cách đáp ứng lại bé nhanh chóng, bạn đã "nói" cho bé biết rằng bé đã thật sự giao tiếp thành công, bạn đã hiểu được điều bé muốn truyền tải và bé có thể tin cậy ở bạn. Thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn hiểu được cách thức biểu lộ của bé (như ọ ẹ, vặn người,...), bất cứ lúc nào bạn cũng có thể can thiệp trước khi bé cất tiếng khóc.

Ôm ấp bé, trò chuyện, vuốt ve nựng niu sẽ tạo cho bé cảm giác an tâm. Nếu bạn cho bé biết rằng bạn sẽ luôn có mặt mỗi khi bé cần, bé sẽ cảm thấy được yêu thương, nuôi nấng và chăm sóc tốt.

Khi bé khóc quá nhiều

Thật khó xử trí một đứa trẻ hay quấy khóc nhưng bạn nên nhớ rằng bé không cố ý khóc để làm phiền lòng bạn. Hãy nhờ bạn bè và những người thân giúp đỡ để bạn có thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe. Hãy mang bé đi dạo hoặc đi thăm bạn bè. Trên hết, cố gắng đừng đổ lỗi cho mình. hay cho bé - đối với bé, khóc là điều tự nhiên, nó cũng tự nhiên như nỗi buồn khi bạn không thể làm gì được để an ủi cho bé.

Mặc dù đôi khi cũng có những đứa trẻ bình thường hay khóc lâu không chịu nín, nhưng nếu bạn nghĩ rằng việc bé quấy khóc có liên quan đến sức khỏe thì hãy đưa bé đến cho bác sĩ thăm khám để tìm hiểu vấn đề.

Giao tiếp ngôn ngữ


Trẻ sớm hiểu được sức mạnh của ngôn ngữ và bắt đầu học nói từ ngay sau khi ra đời. Bạn sẽ thấy rằng bé cố gắng đàm thoại rất sớm, khó lòng ngắt lời bé được. Bé rất vui khi bạn lặp lại những tiếng kêu đặc biệt của bé. Những thay đổi tinh tế này đóng vai trò rất quan trọng. Chúng dạy cho trẻ những khái niệm đầu tiên của ngôn ngữ và đàm thoại và cũng quan trọng trong quá trình gắn bó giữa mẹ và con.

Học ngôn ngữ

Ngay từ lúc bé nhìn bạn, bé chăm chú quan sát những biểu lộ trên khuôn mặt bạn và nghe những âm thanh phát ra khi bạn trò chuyện. Bé sẽ nhanh chóng biết cách bắt chước như thể trả lời bạn bằng cách cử động môi hoặc các cơ ở mặt. Nghe và bắt chước là hai phương tiện chính để thu nhận ngôn ngữ và bé hoàn toàn có khả năng làm hai đều này.

Cho đến khi bé được hai hoặc ba tháng tuổi, kỹ năng này đã phát triển tới mức bé có thể phát ra những âm thanh đầu tiên, những tiếng đặc biệt khi bạn nói chuyện với bé hoặc khi bé muốn thu hút sự chú ý của bạn. Khi bạn "oa oa" lại với bé, bắt chước những âm thanh của bé theo kiểu "đàm thoại" hai chiều, bạn đang cho bé thấy sức mạnh của giao tiếp ngôn ngữ và sự tự biểu hiện.

Cho tới 5 hoặc 6 tháng, kỹ năng bắt chước của bé có thể đạt đến trình độ bi bô thành môt "câu" dài. Vào lúc 6 tháng bé có thể biết cách phát âm những phụ âm bằng cách nhép môi. Bé có thể sử dụng những âm thanh này để hình thành nên tiếng "mẹ" và "ba" và sẽ sử dụng giọng điệu để biểu thị thái độ - la to lên hoặc kéo dài khi bé vui sướng.

Giúp trẻ học nói

Càng tham gia nhiều vào quá trình đàm thoại với trẻ, bạn sẽ càng giúp bé nhanh biết cách dùng từ để biểu lộ. Có nhiều cách để làm điều này (và bạn sẽ tự mình tìm ra một số cách). Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể thử:

Nhìn trẻ khi nói chuyện, để bé biết những lời của bạn là dành cho bé. Mặt đối mặt với bé để bé nhìn cách bạn phát ra âm thanh.

Khuyến thích bé tham gia vào cuộc trò chuyện với bạn. Khi nói chuyện, hãy dành thời gian để bé "trà lời" bạn. Điều này chiếm một vài giây hoặc thậm chí lâu hơn, nên bạn phải kiên nhẫn.

Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Mô tả những hành động hàng ngày - nói những điều như "mẹ sẽ đặt con vào nôi" để giúp bé làm quen với các tên các đồ vật.

Hạn chế những tiếng ồn xung quanh xuống mức tối thiểu. Tắt tivi hoặc đài đi để bé tập trung chú ý.

Lặp lại với vé càng nhiều lần càng tốt. Bé thường thích sự lặp lại và cần nghe một từ nhiều lần trước khi bắt đầu có thể hiểu được nghĩa của chúng.

Hát ru hoặc đọc những bài thơ đơn giản, lặp lại nhiều lần. Điều này làm cho trẻ quen với nhịp điệu của ngôn ngữ.

Thư giản. Học cách nói chuyện là kết quả tự nhiên của quá trình giao tiếp hàng ngày giữa bạn và trẻ, vì vậy đừng quá nóng vội!

Tầm quan trọng của việc đọc sách 
Ba tháng đầu
Đọc sách cho trẻ nghe là một cách giao tiếp tốt làm cho trẻ quen với ngôn ngữ hằng ngày. Đọc sách không bao giờ là quá sớm đối với trẻ. Chọn những sách có những bức tranh lớn, in rõ và không có quá nhiều chi tiết.
Bé có thể nhận thức ngày càng nhiều hơn khi khả năng tập trung phát triển sau 8 tuần đầu. Bé thích xem ảnh hoặc hình vẽ những em bé khác và rất quan tâm đến các khuôn mặt, đặc biệt là nếu chúng có mắt to và đang cười. Bạn hãy chỉ vào các bức tranh và giải thích về chúng cho bé nghe. Khuyến khích các thành viên khác trong gia đình cũng làm như vậy. 
Ba đến sáu tháng
Một khi độ tập trung của bé đã phát triển, bé bắt đầu hiểu và phát âm nhiều hơn, giới thiệu những quyển sách có nhiều chi tiết hơn cho bé. Bé sẽ quan tâm đặc biệt đến những quyển sách có các hình vẽ nhiều màu sắc, với những vật hằng ngày mà bé thấy chẳng hạn như hoa hay các con vật nuôi. Đọc truyện cho bé nghe nếu bạn thích - bé sẽ nghe âm giọng và nhịp đọc của bạn khi đang ngồi trong lòng bạn.
Tìm những quyển sách mỏng, với nhiều tranh màu để bé cầm, lật xem và khám phá chúng. Bạn cũng có thể tìm mua những quyển sách bằng nhựa để bé có thể xem chúng khi tắm.

Tạp chí mẹ yêu bé tổng hợp tin tức về sức khỏe và làm đẹp cho mẹ và bé. Gửi tâm sự và chia sẻ của bạn đến vinguyen2302@gmail.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của bạn và đăng tải lên website trong thời gian sớm nhất.

0 comments:

Post a Comment

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP