Home » » Cuộc kiểm tra sức khỏe đầu tiên của bé

Cuộc kiểm tra sức khỏe đầu tiên của bé

Giờ đây bạn đã tận mắt nhìn thấy được bé và luôn muốn bảo đảm rằng bé ở trong tình trạng sức khỏe tối ưu nhất. Sau khi chào đời bé sẽ được một bác sĩ chuyên khoa kiểm tra kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát cho bé.

Cuộc kiểm tra sức khỏe đầu tiên của bé

Cuộc kiểm tra sức khỏe đầu tiên của bé

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ nói với bạn biết về cách thức cho bé ăn và ngủ, bao nhiêu lâu nên thay tã cho bé một lần và bé sẽ phản ứng ra sao. Bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi về những cảm giác của bạn, liệu bạn có thắc mắc gì về sức khỏe của bé không. Sau đó họ sẽ cân, đo bé và thực hiện một số cuộc đánh giá.
  • Bác sĩ sẽ dùng ống nghe để kiểm tra tim và phổi cho con bạn.
  • Vòm miệng cũng được kiểm tra nhằm phát hiện tình trạng hở hàm ếch.
  • Bác sĩ sẽ khám bụng cho bé nhằm kiểm tra các cơ quan bên trong như gan và thận, xem kích thước và vị trí của chúng có bình thường hay không. Bác sĩ cũng sẽ bắt mạch ở bẹn cho bé.
  • Hệ sinh dục cũng được khảo sát để loại trừ điều bất thường nếu có. Nếu là bé trai, bác sĩ sẽ khám xem tinh hoàn có xuống bìu hay chưa.
  • Bác sĩ sẽ lật bé lại và kiểm tra cột sống của bé, đồng thời cũng đánh giá đường hậu môn xem có thông suốt hay không.
  • Chân của bé cũng được kiểm tra nhằm bảo đảm chúng có độ dài thích hợp, không mắc tật bàn chân vẹo.
  • Khớp hông cũng được khảo sát nhằm loại trừ trường hợp bị lệch khớp háng bất thường.
Kiểm tra phản xạ của bé

Bác sĩ cũng khảo sát về một số đáp ứng phản xạ ở bé. Điều này cho phép kết luận chính xác tình trạng sức khỏe tổng quát ổn định và hệ thần kinh trung ương hoạt động tốt.

Phản xạ là những phản ứng bản năng giúp trẻ tồn tại được bên ngoài tử cung trong những tuần đầu tiên. Khi các kỹ năng tâm lý và thể chất phát triển thì những phản xạ này sẽ mất dần đi. Bé có thể thực hiện thêm nhiều cử động tự chủ, có ý thức. Người ta chỉ khảo sát một số phản xạ chọn lọc trong hơn 70 phản xạ sơ sinh. Nếu con bạn sinh thiếu tháng, khi đánh giá phải lưu ý rằng bé sẽ không đáp ứng như trẻ được sinh đủ tháng.

Phản xạ cầm nắm


Khi ngón tay của bác sĩ chạm vào lòng bàn tay bé, các ngón tay của bé nhắm chặt vào.
Phản xạ cầm nắm của bé rất mạnh mẽ
Bác sĩ sẽ kiểm tra phản xạ cầm nắm của bé bằng cách đặt ngón tay của mình vào lòng bàn tay bé để xem bé có tự động nắm lại hay không. Nhiều trẻ có phản xạ này mạnh đến nỗi bạn có thể nhấc được người bé lên theo lực kéo của ngón tay (tuy nhiên bạn không nên thử làm điều này với bé). Bạn cũng có thể để ý thấy khi bạn gãi lòng bàn chân bé thì các ngón chân bé sẽ co lại như thể đang bám lấy vật gì đó.

Phản xạ cầm nắm mất đi khi bé được khoảng 5 tháng tuổi, mặc dù phản xạ co ngón chân vẫn còn tồn tại cho đến khi bé được một tuổi.

Phản xạ bú mút, quay đầu và ọe


Khi ngón tay của bác sĩ đưa vào miệng,
bé mút một cách tự động cho thấy bé không gặp khó khăn gì khi bú mẹ hoặc bú bình
Các phản xạ cơ bản nhất gồm có bú mút, nó giúp bé bú đươc để tồn tại. Bạn có thể thấy bé tự mút ngón tay của mình hoặc ngón tay của bạn. Khi bạn chạm đầu vú hoặc núm vú cao su vào má bé, bé sẽ tự động quay đầu lại, phản xạ này gọi là phản xạ quay đầu. Quá trình nuốt vào và ọe ra cũng mang tính phản xạ, nó giúp làm thông đường hô hấp cho bé khi cần thiết.

Phản xạ Moro

Còn gọi là phản xạ "giật mình". Bác sĩ sẽ cởi trần bé ra, dùng tay đỡ vùng gáy của bé, sau đó đột ngột thả cho đầu bé hơi rớt ra sau một chút, điều này làm bé dang rộng hai tay và chân, các ngón duỗi thẳng như thể bé đang cố tìm một vật nào đó vào để bám tiếp. Tiếp đó bé sẽ từ từ vòng tay quanh thân mình, các ngón co lại và đầu gối co về phía bụng. Cả hai bên thân mình phải đáp ứng đồng thời và đều đặn. Khi bé khoảng hai tháng tuổi, phản xạ này sẽ biến mất.

Phản xạ bước

Bác sĩ sẽ xốc hai vai bé lên, giữ bé ở tư thế đứng thẳng, khi hai chân bé chạm vào bề mặt cứng bé sẽ có cử động như đang bước đi. Phản xạ này sẽ biến mất khi bé được khoảng một tháng và không liên quan gì đến quá trình tập đi. Kỹ năng đứng vững và bước đi chỉ có thể thực hiện được khi bé khoảng 12 tháng tuổi - lúc hệ xương và khớp đã phát triển hơn và bé làm chủ được việc giữ thăng bằng cơ thể.

Phản xạ trườn

Khi được đặt nằm sấp, bé sẽ tự động ở tư thế giống như là đang trườn, mông nâng cao và gối co sát bụng. Khi bé đạp chân, bé có thể di chuyển tới trước giống như tư thế trườn. Phản xạ này sẽ biến mất khi bé có khả năng nằm thẳng mà không phải co chân (thường vào khoảng 2 tháng tuổi).

Tạp chí mẹ yêu bé tổng hợp tin tức về sức khỏe và làm đẹp cho mẹ và bé. Gửi tâm sự và chia sẻ của bạn đến vinguyen2302@gmail.com. Chúng tôi sẽ tư vấn và trả lời mọi thắc mắc của bạn và đăng tải lên website trong thời gian sớm nhất.

1 comments:

  1. không ngờ bé mới sinh có nhiều phản xạ như thế :)

    ReplyDelete

Click quảng cáo giùm em

BACK TO TOP